Nguyễn Văn Hào sinh năm 1999 tại Đà Lạt có đôi mắt màu xanh biếc, giống hệt đôi mắt búp bê khiến nhiều người bắt gặp phải ngỡ ngàng.
Nguyễn Văn Hào là học sinh lớp 6, trường THPT Dân lập Phù Đổng Đà Lạt. Mẹ của Hào cho biết, khi vừa sinh ra, Hào đã có đôi mắt khác hẳn với những thành viên trong gia đình. Đôi mắt đẹp, màu xanh, trông giống hệt như mắt những con búp bê nhựa được bày bán ngoài thị trường. Lúc ấy, nhìn thấy đôi mắt lạ như vậy, ai cũng lo lắng vì sợ mắt của em bị mù, hoặc ít ra cũng bị dị dạng, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng quan sát của bé sau này.
Tuy nhiên, nỗi lo lắng của gia đình em Hào chỉ một thời gian ngắn đã được xua tan. Đôi mắt đặc biệt ấy không những sáng bình thường mà còn phản ứng rất nhanh trước những tác động xung quanh. Hào cho biết, nhìn thấy đôi mắt của em, nhiều người tỏ ra thích thú và mong ước mình được sở hữu đôi mắt đặc biệt này. Tuy nhiên, cũng không ít người có vẻ “sợ hãi” vì đây là lần đầu tiên họ tận mắt chứng kiến một đôi mắt khác thường như vậy.
Tuy nhiên, nỗi lo lắng của gia đình em Hào chỉ một thời gian ngắn đã được xua tan. Đôi mắt đặc biệt ấy không những sáng bình thường mà còn phản ứng rất nhanh trước những tác động xung quanh. Hào cho biết, nhìn thấy đôi mắt của em, nhiều người tỏ ra thích thú và mong ước mình được sở hữu đôi mắt đặc biệt này. Tuy nhiên, cũng không ít người có vẻ “sợ hãi” vì đây là lần đầu tiên họ tận mắt chứng kiến một đôi mắt khác thường như vậy.
Các chuyên gia cho biết, màu mắt xanh của Hào có thể là do di truyền từ các thế hệ trước, nay mới có dịp "bộc phát". |
Ở cái tuổi 13 đáng lẽ em Nguyễn Văn Hào phải được sống trong sự bao bọc, yêu chiều của gia đình. Thế nhưng hàng ngày, Hào phải dậy từ rất sớm thay mẹ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo rồi dắt em trai 6 tuổi đang học lớp 1 đến trường học cách nhà khoảng 4 km.
Hào cho biết, em bắt đầu đảm nhiệm chăm sóc em trai từ khi ba mẹ chia tay nhau cách đây 4 năm. Vì thương mẹ thường xuyên ốm đau, lại phải thức khuya dậy sớm đi làm thuê để có tiền mua gạo và đóng tiền học cho hai anh em nên Hào đã thay bàn tay mẹ chăm em.
Mỗi buổi sáng, Hào và em trai Nguyễn Văn Đức phải dắt nhau ra khỏi nhà từ hơn 6h để em Đức kịp vào lớp lúc 7h30. Hầu như hôm nào đi bộ tới trường cũng kịp lúc tiếng trống báo vào lớp vang lên. Nhưng cũng có hôm may mắn hơn, thấy tội nghiệp hai đứa trẻ, người đi đường cho hai anh em Hào ngồi nhờ xe, hai anh em không bị mỏi chân nhưng lại tới trường quá sớm, đành ngồi co ro đợi mở cổng trường.
Lý giải khoa học về đôi mắt lạ của Hào |
Hào cho biết, khổ nhất là những lần dẫn em Đức đi học vào ngày trời mưa. Đoạn đường từ nhà ra đường lớn dài hơn 1 km lầy lội vũng bùn, vượt qua đoạn đường này hai anh em lấm bẩn bê bết, đi chưa tới trường thì quần áo đã ướt lạnh, tím cả da thịt. Dù rất thương em nhưng Hào đành cố đùa vui cho em quên đi cái rét căm căm buổi sớm Đà Lạt mưa. Đưa em đến lớp an toàn thì Hào mới yên tâm bởi trưa tan học, em trai Hào được một cô giáo cảm thương hoàn cảnh đưa về cho ăn uống ở nhà cô rồi chờ mẹ Hào ta ca về qua đón.
Bản thân Hào, hằng ngày 12h45 mới vào học nhưng em phải đi học từ lúc hơn 10h bởi trường học cách nhà tới trên 10km. Suốt 2 năm qua, Hào gần như bỏ bữa cơm trưa để kịp giờ đi học. Trong khi đó, bữa sáng của ba mẹ con Hào chỉ là cơm trắng ăn vội cùng nắm rau xin được của những gia đình làm vườn gần nhà.
Thậm chí, không ít lần trong nhà không còn hạt gạo nào, anh em Hào phải nhịn đói chờ buổi tối mẹ đi làm về mới có tiền mua gạo. Hào cho biết: "Hai anh em nhịn bữa trưa miết thành quen, giờ không ăn cơm trưa cũng không còn thấy đói nữa".
Chị Vũ Thị Lựu, mẹ em Hào tâm sự, nhìn con sống trong cảnh đói kém, túng thiếu đủ đường chị chỉ còn biết ôm con khóc mà không thể có cách nào lo cho các con đỡ khổ hơn. Bản thân chị bị bệnh tật đau ốm liên miên, nhiều khi tiền công làm thuê cả ngày không đủ tiền mua thuốc uống.
Chị Lựu nghèo, dựng “chui” được căn nhà trên đất nông nghiệp để ở nên không có sổ hộ khẩu, thậm chí không có giấy tạm trú, tạm vắng, vì vậy không được địa phương xét vào diện hộ nghèo để được hỗ trợ. Đây cũng là nguyên nhân khi học hết cấp I, Hào phải nghỉ học ở nhà một thời gian vì không có hộ khẩu, không ai xác nhận Hào là người dân địa phương.
Hào tâm sự, trong những năm qua, em đã khóc rất nhiều khi mỗi giờ tan lớp, ba mẹ các bạn đều đã chờ sẵn ở cổng trường để chở con về, còn em thì lủi thủi đi bộ vượt hơn 10km về nhà |
Thông thường, 17h Hào tan trường nhưng không ít ngày mãi tới 19h30 mới thấy Hào lò mò về nhà trong bóng tối đặc quánh phủ xuống đường về ngôi nhà cô lập với hàng xóm. Nhiều lần, những người làm vườn gần đó thấy Hào vừa đi vừa khóc, có lẽ vì tủi thân và đói.
Theo chia sẻ của Hào, trong những năm qua, em đã khóc rất nhiều khi mỗi giờ tan lớp, ba mẹ các bạn đều đã chờ sẵn ở cổng trường để chở con về, còn em thì lủi thủi đi bộ vượt hơn 10km về nhà với cái bụng trống rỗng, đói khát và đôi chân mỏi rời. Nhất là những ngày trời mưa lớn, đường về nhà quá xa lại không thể xin đi nhờ được xe khiến em ướt nhũn, lạnh cóng.
Ngày thứ 7 hàng tuần, để em ở nhà một mình không yên tâm, Hào dắt cả em đến trường vừa học vừa coi em. Trong giờ học, thỉnh thoảng Hào lại xin phép cô giáo ra ngoài để xem em mình đang chơi ở đâu.
Cô Nguyễn Thị Xuân Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Phù Đổng Đà Lạt (trường cấp 2, 3) cho biết: "Hào là một học sinh chăm chỉ, biết vượt lên hoàn cảnh khó khăn để đi học. Thấy em trai Hào luẩn quẩn quanh lớp học chờ anh ra về, các thầy cô trong trường thường tới hỏi thăm và tạo không gian riêng ngay trong khuôn viên trường cho em chơi".
Những ngày chủ nhật, mẹ đi làm thuê, hai anh em được nghỉ học ở nhà, Hào giúp mẹ "kiếm cơm" bằng cách đi hái những ngọn su su mọc ở bờ rào hoặc ra các cánh đồng mót rau đem ra chợ Nam Thiên, cách nhà gần 4 km để bán lấy tiền mua gạo. Thế nhưng cũng có khi thấy mấy mớ rau rối, già cỗi nên chẳng có ai mua.
Anh Lê Dự, người làm vườn gần nhà em Hào cho biết: "Hoàn cảnh gia đình em Hào rất đáng thương, mẹ em đi làm thuê từ sáng sớm tới tối mới về. Những ngày được nghỉ học, hai anh em ở nhà không còn gạo để nấu cơm lại phải đi xin mót rau về bán mua gạo hoặc ăn rau thay cơm".
Theo Kiến Thức