Từ ngày 10/11, hành vi chở người trên mui xe sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng
Từ hôm nay 10/11, cảnh sát giao thông TP.HCM sẽ áp dụng mức xử phạt mới về vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo nghị định 71/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 34/2010/NĐ-CP).
Trao đổi với PV, trung tá Lê Hồng Sơn, phó đội trưởng đội tham mưu Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67) Công an TP.HCM, cho biết điểm khác biệt căn bản của nghị định 71 so với quy định trước đó là tăng mức xử phạt thật nặng để đảm bảo hơn nữa trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
* Thưa ông, cụ thể việc xử phạt tăng nặng như thế nào?
- Một số lỗi vi phạm bị xử phạt rất cao, có lỗi cao gấp đôi so với nghị định 34. Chẳng hạn như người điều khiển môtô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt mức cao nhất là 3 triệu đồng.
Tương tự, lỗi vi phạm này đối với ôtô và các loại xe tương tự ôtô sẽ bị xử phạt mức cao nhất là 15 triệu đồng. Riêng trường hợp người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và xe gắn máy mà điều khiển lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong hoặc ngoài đô thị sẽ bị phạt cao nhất 7 triệu đồng và 25 triệu đồng đối với xe vi phạm là ôtô hoặc có kết cấu tương tự ôtô...
* Thưa ông, cụ thể việc xử phạt tăng nặng như thế nào?
- Một số lỗi vi phạm bị xử phạt rất cao, có lỗi cao gấp đôi so với nghị định 34. Chẳng hạn như người điều khiển môtô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt mức cao nhất là 3 triệu đồng.
Tương tự, lỗi vi phạm này đối với ôtô và các loại xe tương tự ôtô sẽ bị xử phạt mức cao nhất là 15 triệu đồng. Riêng trường hợp người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và xe gắn máy mà điều khiển lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong hoặc ngoài đô thị sẽ bị phạt cao nhất 7 triệu đồng và 25 triệu đồng đối với xe vi phạm là ôtô hoặc có kết cấu tương tự ôtô...
Từ ngày 10/11, hành vi chở người trên mui xe sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng (ảnh chụp trên đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: Th.Thắng
Ngoài những hành vi vi phạm như trên, nghị định 71 còn quy định người điều khiển phương tiện có hành vi gây mất trật tự công cộng sẽ bị phạt tiền đến 12 triệu đồng cùng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ phương tiện vi phạm 10 ngày, hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
* Việc phân chia khu vực nội, ngoại thành như thế nào để áp dụng xử phạt?
- Cũng như nghị định 34/2010/NĐ-CP, nghị định 71/2012/NĐ-CP cũng xử phạt những lỗi vi phạm ở khu vực nội thành cao hơn so với ngoại thành. Phạm vi phân chia khu vực nội, ngoại thành để áp dụng mức xử phạt không thay đổi, vẫn giống như quyết định số 30 của UBND TP năm 2010. Tuy nhiên, việc áp dụng mức xử phạt khác nhau tại khu vực nội, ngoại thành trước đây chỉ áp dụng cho TP.HCM và TP Hà Nội, còn nghị định 71 thì mở rộng áp dụng đối với các thành phố trực thuộc trung ương.
Theo Quyết định số 30 của UBND TP.HCM năm 2010, khu vực nội thành sẽ bao gồm đường vành đai 1 và toàn bộ các tuyến đường bên trong vành đai 1 theo cung đường khép kín như sau: Quốc lộ 1A (bắt đầu từ nút giao thông Thủ Đức) - Nguyễn Văn Linh - đường dẫn cầu Phú Mỹ - cầu Phú Mỹ - vành đai Đông - đường Nguyễn Thị Định - xa lộ Hà Nội - nút giao thông Thủ Đức. Phần còn lại ngoài vành đai 1 là khu vực ngoại thành.
* Việc phân chia khu vực nội, ngoại thành như thế nào để áp dụng xử phạt?
- Cũng như nghị định 34/2010/NĐ-CP, nghị định 71/2012/NĐ-CP cũng xử phạt những lỗi vi phạm ở khu vực nội thành cao hơn so với ngoại thành. Phạm vi phân chia khu vực nội, ngoại thành để áp dụng mức xử phạt không thay đổi, vẫn giống như quyết định số 30 của UBND TP năm 2010. Tuy nhiên, việc áp dụng mức xử phạt khác nhau tại khu vực nội, ngoại thành trước đây chỉ áp dụng cho TP.HCM và TP Hà Nội, còn nghị định 71 thì mở rộng áp dụng đối với các thành phố trực thuộc trung ương.
Theo Quyết định số 30 của UBND TP.HCM năm 2010, khu vực nội thành sẽ bao gồm đường vành đai 1 và toàn bộ các tuyến đường bên trong vành đai 1 theo cung đường khép kín như sau: Quốc lộ 1A (bắt đầu từ nút giao thông Thủ Đức) - Nguyễn Văn Linh - đường dẫn cầu Phú Mỹ - cầu Phú Mỹ - vành đai Đông - đường Nguyễn Thị Định - xa lộ Hà Nội - nút giao thông Thủ Đức. Phần còn lại ngoài vành đai 1 là khu vực ngoại thành.
Theo Sơn Bình (Tuổi Trẻ)