Quyết định chưa thu phí hầm vượt sông Sài Gòn của TP.HCM được người dân ủng hộ trong bối cảnh kinh tế khó khăn
Hầm vượt sông dài nhất Đông nam Á sẽ không thu phí mặc dù quá trình thu phí thử nghiệm đã chấm dứt. Mục tiêu kiềm chế lạm phát là nguyên nhân của quyết định này.
Ngày 22/11, UBND TP đã quyết định chưa áp dụng thu phí qua hầm vượt sông Sài Gòn tại thời điểm hiện tại, khi nào đủ điều kiện sẽ chỉ đạo thu phí sau.
Trước đó, vào tháng 09/2012 thành phố đã chấp thuận chủ trương vận hành thử nghiệm trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn (thuộc dự án Đại lộ Đông – Tây) trong thời gian chưa thu phí.
Trước đó, vào tháng 09/2012 thành phố đã chấp thuận chủ trương vận hành thử nghiệm trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn (thuộc dự án Đại lộ Đông – Tây) trong thời gian chưa thu phí.
Quyết định chưa thu phí hầm vượt sông Sài Gòn của TP.HCM được người dân ủng hộ trong bối cảnh kinh tế khó khăn
Tuy nhiên, sau khi hoàn tất thu phí thử nghiệm, thành phố nhận định do tình hình kinh tế năm 2013 còn nhiều phức tạp, chưa có dấu hiệu phục hồi; doanh nghiệp, người dân đều đang gặp khó khăn. Vì vậy nếu thực hiện thu phí sẽ có tác động nhất định đến kinh tế-xã hội của thành phố, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 91.000 lượt xe qua hầm vượt sông, trong đó xe môtô, gắn máy khoảng 76.500 chiếc. Sau khi khai thác đến nay, đã xảy ra 41 vụ tai nạn, va quẹt trong hầm, làm 13 người bị thương.
Đặc biệt, phương tiện qua hầm bị chết máy, nổ lốp diễn ra khá phổ biến, với tổng cộng 1.548 vụ (trong đó ôtô chết máy 68 vụ, nổ lốp 31 vụ). Theo ghi nhận của Ban quản lý hầm, còn tồn tại tình trạng sau 21 giờ vẫn có người đi xe gắn máy cố tình lưu thông qua hầm trong làn ô tô, gây mất an toàn giao thông.
Sở GTVT đã đề nghị dự toán chi ngân sách năm 2012 cho công tác quản lý, vận hành và bảo trì hầm sông Sài Gòn vào khoảng 45,5 tỷ đồng. Tuy nhiên trong thời gian chờ xét duyệt dự toán kinh phí chính thức năm 2012, thành phố chỉ cho phép Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn tạm ứng 10 tỷ đồng để tổ chức vệ sinh, duy tu bảo dưỡng đường hầm.
Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 91.000 lượt xe qua hầm vượt sông, trong đó xe môtô, gắn máy khoảng 76.500 chiếc. Sau khi khai thác đến nay, đã xảy ra 41 vụ tai nạn, va quẹt trong hầm, làm 13 người bị thương.
Đặc biệt, phương tiện qua hầm bị chết máy, nổ lốp diễn ra khá phổ biến, với tổng cộng 1.548 vụ (trong đó ôtô chết máy 68 vụ, nổ lốp 31 vụ). Theo ghi nhận của Ban quản lý hầm, còn tồn tại tình trạng sau 21 giờ vẫn có người đi xe gắn máy cố tình lưu thông qua hầm trong làn ô tô, gây mất an toàn giao thông.
Sở GTVT đã đề nghị dự toán chi ngân sách năm 2012 cho công tác quản lý, vận hành và bảo trì hầm sông Sài Gòn vào khoảng 45,5 tỷ đồng. Tuy nhiên trong thời gian chờ xét duyệt dự toán kinh phí chính thức năm 2012, thành phố chỉ cho phép Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn tạm ứng 10 tỷ đồng để tổ chức vệ sinh, duy tu bảo dưỡng đường hầm.
Theo Quốc Quang (Vietnamnet)