Nữ công nhân có bầu của một công ty may ở Bình Dương- (Ảnh chỉ mang tính minh họa).
Nhiều KCN 80 - 90% là nữ. Đây là mảnh đất béo bở để những anh chàng họ Sở tha hồ “cày bừa”. Nạn chửa hoang, vứt con lan tràn ở KCN một phần cũng do sự mất cân bằng “âm dương”. Nữ công nhân có quá ít cơ hội tìm bạn trai. Nên khi cơ hội đến, họ yêu chóng vánh, trao thân vội vàng.
“Tối nay tao qua vườn Linh Trung hái rau non. Rau bên vườn Sóng Thần đúng là rau sạch nhưng ăn hoài cũng chán”, Q. - cư ngụ ở An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương nói. Thế là đêm đó, Q. đi chiếc mô tô bóng ngầu qua KCN Linh Trung chờ một nữ công nhân 19 tuổi tan ca về rồi chở nàng đi ăn chè, ăn ốc cho đến lúc nàng không thể về vì bà chủ khu trọ đã khóa cổng.
Một anh “thầu” 4 em công nhân
Tôi quen Q. thông qua một “hiệp sĩ” ở thị xã Dĩ An. “Hiệp sĩ” này cho biết nhà Q. không khá giả lắm là mấy nhưng Q. vẫn trở thành một tay “sát gái” có hạng kể từ khi cậu ta chạy chiếc mô tô xịn. Chiếc xe này, giá thị trường không dưới 100 triệu đồng nhưng Q. mua chỉ 40 triệu đồng từ một tay cá độ trong mùa giải Euro vừa qua.
Sống trong “vương quốc nữ nhi” nhiều nữ công nhân xem đàn ông là của quý nên dễ dàng trao thân. Trong ảnh một khu trọ công nhân Bình Dương với tỷ lệ nữ áp đảo
Q. cho biết mình không bao giờ đi với mấy “em gà” đứng đường vì dễ dính bệnh, tốn tiền. Q. bảo nữ công nhân là rau sạch. Q. săn “rau sạch” theo “vườn” (tức KCN, KCX). Ba “vườn” Q. hay cày bừa nhất là Linh Trung, Sóng Thần, Bình Đường. Chiêu gã này hay dùng nhất là chào đón các nàng sau giờ tăng ca. Để khỏi lộ nguyên hình họ Sở, không bao giờ Q. “hái” nhiều “rau” chung một “vườn”. Q. mở hình trong điện thoại của mình cho tôi xem rồi khoái chí nói: “Mày coi nè, đây là rau Bình Định, em này chỉ 2 buổi dẫn chuổi ăn chè ốc là chịu đèn. Còn rau này ở Thái Bình, rau đúng non luôn, chưa biết gì cả. Tao chỉ tốn 2 lần nạp card điện thoại cho em là em thích tao ngay”.
Lúc nữ công nhân có bầu cũng là lúc những gã họ Sở cao chạy xa bay. Để có cơ hội làm lại cuộc đời nhiều nữ công nhân đã vứt bỏ con sau khi sinh (ảnh nữ công nhân có bầu của một công ty may ở Bình Dương, ảnh chỉ mang tính minh họa).
Q. hồ hởi cho biết hiện nay cùng lúc đang “thầu” 4 em công nhân. Q. chở tôi sang phòng trọ của một “rau” tên Hạnh, 21 tuổi, làm ở KCN Bình Đường chơi. Vừa thấy tôi, cô gái này đã chọc: “Anh này đeo mắt kính coi bộ đẹp trai trí thức nè. Phòng em còn 3 đứa chưa bồ đó anh”. Hạnh vừa nói dứt lời thì 2 cô trong phòng đã thò đầu ra liếc mắt, cười duyên. Cả khu trọ của Hạnh có hơn 30 phòng nhưng chỉ có vài ba phòng có nam ở nên tôi có cảm giác lọt vào “vươn quốc nữ nhi”.
Xem đàn ông là “của hiếm” nên trao thân vội vàng
“Nhiều nhà máy, KCN có đến 80 - 90% công nhân là nữ mà là nữ trẻ. Nam rất hiếm. Chắc chắn công nhân nữ làm việc liên tục trong những nhà máy toàn là nữ như vậy thì cơ hội kiếm bạn trai rất khó.
Bà Nguyễn Thị Lệ (Giám đốc chi nhánh MSI Bình Dương) nói nữ công nhân rất yêu chóng vánh trao thân vội vàng vì họ ít có cơ hội tìm bạn trai do 80 - 90% lao động ở nhiều KCN là nữ.
Từ đó nảy ra những ra những cuộc tình chớp nhoáng, không bền vững”, bà Nguyễn Thị Lệ, Giám đốc Chi nhánh Bình Dương của Marie Stopes International (MSI), nói. MSI là một một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Theo bà Lệ, khi đã tìm được bạn trai, nữ công nhân rất muốn kết hôn vì đàn ông là “của hiếm” ở KCN. Một bộ phận không nhỏ nữ công nhân (nhất là lĩnh vực may mặc, thủy sản, giày da) lo ngại “ế chồng” vì suốt ngày đầu tắt mặt tối trong các “vương quốc nữ nhi”.
“Thiên thần Tuấn Tú” đã được chuyển vào Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em tỉnh Bình Dương
“Một anh nhưng có thể ngày hôm nay anh sống với nữ công nhân này, ngày mai lại sống với nữ công nhân khác, hôm sau có thể sống với cô khác nữa. Khi nữ công nhân có bầu, anh đó bỏ ra đi thì buộc nữ công nhân phải từ chối bỏ giọt máu trong bụng mình để có cơ hội xây dựng tương lai với người khác”, bà Lệ nói. Phòng khám phụ sản của MSI Bình Dương nằm gần các KCN Sóng Thần, Đồng An… mỗi tháng tiếp nhận cả trăm nữ công nhân đến nạo phá thai. Ngoài ra bà Lệ còn cho biết bà liên tục đón nhận thông tin công nhân bỏ con sau khi sinh ở các bệnh viện trong tỉnh.
Ông bà ngoại vào Nam xin lại đứa cháu bị vứt vào thùng rác! Liên quan đến vụ, nữ công nhân Hồ Thị V. vừa tự đẻ con đã vứt thùng rác ở phường Bình Hoàn, thị xã Thuận An, Bình Dương, bà Hồ Thị Kim Doanh, Phó chủ tịch phường Bình Hòa cho hay, ngày 3/11, ông bà ngoại của cháu bé đã đến Bình Dương trên chuyến xe khách xuất phát từ Nghệ An. “Ông bà ngoại bé đã làm việc với chính quyền và công an phường, tỏ ý muốn xin lại đứa bé mà con mình vứt thùng rác”, bà Doanh nói. Tuy nhiên, ông Trương Quốc Chương, Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo khẳng định đã bàn giao bé cho Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em tỉnh Bình Dương vào hôm 2/11. Theo ông Chương, gia đình V. muốn nhận lại cháu bé thì phải làm việc với Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Trước khi bàn giao đứa bé lại cho gia đình V., cơ quan chức năng cần đối sánh ADN của cháu bé với V. để chắc chắn chắn V. là mẹ cháu. Hiện V. cũng đã hồi phục và xuất viện. Như đã thông tin vụ vứt con thùng rác này diễn ra ngày 30/10. Sau khi bé được cứu sống, nhân viên bệnh viện gọi bé bằng cái tên “ “Thiên thần Tuấn Tú”. |
Cát Tường(khampha.vn)