NTD nên mua sữa chính hãng để tránh hàng giả. (Ảnh minh họa).
Hiện có nhiều người đến từng nhà nuôi con nhỏ hoặc lên các diễn đàn tỉ tê hỏi xin hoặc mua, vỏ lon sữa đã dùng hết với giá cao...
Đồng nát chuyển nghề thu mua vỏ hộp sữa giá cao
Hàng loạt các vụ phát hiện sữa giả, sữa nhái (từ sữa nội đến sữa ngoại) trong thời gian gần đây khiến người tiêu dùng hết sức lo lắng. Sữa giả xuất hiện ngày càng nhiều làm hỗn loạn thị trường sữa và gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc phân biệt đâu là sữa thật, đâu là sữa giả.
Vào ngày 22/5, công an TP. Huế đã khám phá đường dây nhập lậu, đánh tráo, thay đổi nhãn mác thương hiệu nổi tiếng sữa Ensure, thu giữ hàng nghìn lít sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ loại 237ml.
Trước đó, vào khoảng giữa tháng 4, phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM đã kiểm tra và bắt quả tang tại một căn hộ ở chung cư Cây Mai (phường 16, Quận 11) đang tổ chức đóng lon sữa bột giả nhãn hiệu Friso và Abbott. Đối tượng vi phạm đã mua sữa bột giá rẻ, gom lon sữa đã qua sử dụng tại các vựa ve chai với giá 2.000 đồng/lon rồi đổ sữa giá rẻ vào đóng hộp, dán tem Abbott cung cấp cho các cửa hàng ở TPHCM với giá 650.000 đồng/hộp 1 kg.
Hàng loạt các vụ phát hiện sữa giả, sữa nhái (từ sữa nội đến sữa ngoại) trong thời gian gần đây khiến người tiêu dùng hết sức lo lắng. Sữa giả xuất hiện ngày càng nhiều làm hỗn loạn thị trường sữa và gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc phân biệt đâu là sữa thật, đâu là sữa giả.
Vào ngày 22/5, công an TP. Huế đã khám phá đường dây nhập lậu, đánh tráo, thay đổi nhãn mác thương hiệu nổi tiếng sữa Ensure, thu giữ hàng nghìn lít sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ loại 237ml.
Trước đó, vào khoảng giữa tháng 4, phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM đã kiểm tra và bắt quả tang tại một căn hộ ở chung cư Cây Mai (phường 16, Quận 11) đang tổ chức đóng lon sữa bột giả nhãn hiệu Friso và Abbott. Đối tượng vi phạm đã mua sữa bột giá rẻ, gom lon sữa đã qua sử dụng tại các vựa ve chai với giá 2.000 đồng/lon rồi đổ sữa giá rẻ vào đóng hộp, dán tem Abbott cung cấp cho các cửa hàng ở TPHCM với giá 650.000 đồng/hộp 1 kg.
Sữa giả trà trộn với sữa thật khiến người tiêu dùng hoang mang. (Ảnh minh họa).
Vụ việc này đã khiến nhiều ông bố, bà mẹ đang nuôi con nhỏ giật mình vì gần đây có rất nhiều người đã đến tận nhà họ để hỏi thu mua vỏ hộp sữa với giá cao gấp nhiều lần so với bán đồng nát.
Chị Mai Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) thường gom vỏ sữa lon để bán cho mấy bà đồng nát với giá chỉ 500 đồng/vỏ. Nhưng gần đây chị thấy lạ khi các bà đồng nát liên tục ấn chuông nhà chị để hỏi mua hộp sữa với giá cao gấp 10-20 lần.
Chị Mai Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) thường gom vỏ sữa lon để bán cho mấy bà đồng nát với giá chỉ 500 đồng/vỏ. Nhưng gần đây chị thấy lạ khi các bà đồng nát liên tục ấn chuông nhà chị để hỏi mua hộp sữa với giá cao gấp 10-20 lần.
Chị Linh cho biết: "Bà thu mua đồng nát thường qua nhà tôi dạo này ít hỏi mua các thứ đồ vặt vãnh khác mà chỉ chăm chăm hỏi xem có vỏ hộp sữa Meiji không. Bà ấy còn dặn quanh đây có ai bán hộp sữa Meiji thì giới thiệu, bà ấy sẽ mua với giá 7000 - 8000 đồng một vỏ hộp".
Chị Thu, đang nuôi con nhỏ hoàn toàn bằng sữa bò, cũng cho biết câu chuyện tương tự. "Bà thu mua vỏ lon khu nhà tôi sẵn sàng trả 8000 - 10.000 đồng cho một vỏ lon sữa loại nhập ngoại, đặc biệt sữa nhập khẩu từ Nhật, và không quên dặn dò tôi nhớ giữ vỏ hộp, thìa đong sữa sạch sẽ, đừng để dính nước dễ bị han rỉ hoặc làm trầy xước... Hộp càng mới thì bà ấy càng sẵn sàng trả giá cao".
Thu mua, xin vỏ sữa... online
Trên các diễn đàn, mạng xã hội thời gian gần đây cũng xuất hiện rất nhiều topic hỏi xin hoặc thu mua các loại vỏ sữa còn nguyên vẹn, đầy đủ nắp, không rỉ sét với giá cao, nhất là vỏ sữa Abbott và vỏ sữa Meiji. Khi được hỏi thu mua để làm gì, các mẹ chỉ nhận được những câu trả lời mập mờ từ chủ topic, ví dụ như mua để đóng hộp bưu phẩm, mua để trưng bày, mua để san sữa từ túi giấy sang dùng cho tiện...
Những topic về chủ đề này thu hút được khá nhiều ý kiến và sự quan tâm của các ông bố, bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Nhiều người bày tỏ thẳng thắn sự nghi ngờ về mục đích của việc xin/mua vỏ sữa và chia sẻ cho nhau những bài báo viết về sữa giả đang len lỏi trên thị trường...
Chị Thu trước đây cũng một vài lần cả tin, đã gom khá nhiều vỏ lon sữa ở nhà mang cho một người bạn trên diễn đàn, giờ đây chị cảm thấy hối hận vì có thể mình đã vô tình tiếp tay cho kẻ xấu làm sữa giả, sữa nhái. Chị đã cùng nhiều thành viên khác khuyến cáo mọi người lưu ý phòng ngừa nguy cơ này, nhất quyết không cho hoặc bán lại vỏ hộp sữa còn mới, không vô tình tiếp tay cho kẻ khác làm điều sai trái để kiếm lời, bất chấp sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.
Chị Thu trước đây cũng một vài lần cả tin, đã gom khá nhiều vỏ lon sữa ở nhà mang cho một người bạn trên diễn đàn, giờ đây chị cảm thấy hối hận vì có thể mình đã vô tình tiếp tay cho kẻ xấu làm sữa giả, sữa nhái. Chị đã cùng nhiều thành viên khác khuyến cáo mọi người lưu ý phòng ngừa nguy cơ này, nhất quyết không cho hoặc bán lại vỏ hộp sữa còn mới, không vô tình tiếp tay cho kẻ khác làm điều sai trái để kiếm lời, bất chấp sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.
"Các bố, mẹ đừng giữ vỏ hộp cẩn thận, đừng rửa sạch sau khi dùng hết để tránh rỉ sét như lời rao của các chủ topic trên diễn đàn, hãy đập bẹp, đập méo, đóng đinh, cắt nắp, cào xước... để tránh tiếp tay làm sữa giả. Có thể con các mẹ không bị nhưng còn các bé khác, nhất là các bé ở các vùng thôn quê có thể trở thành nạn nhân", các chị em kêu gọi, đồng thời cũng khuyên nhau không ham mua sữa rẻ, cùng nhau đóng góp kinh nghiệm phân biệt sữa giả.
Đồng tình với quan điểm này, một thành viên khác cho biết: "Nhà mình thì không chỉ riêng vỏ hộp sữa mà tất cả vỏ các loại thực phẩm, mỹ phẩm... có giá trị có thể bị làm nhái mình đều đập bẹp hoặc làm thủng trước khi bán đồng nát. Cũng biết là một số hộp chai lọ sẽ được tận dụng lại để đựng đồ thôi chứ không phải làm nhái, nhưng hàng giả bây giờ nhiều quá nên đành phải làm vậy, bỏ chút xíu công sức để đóng góp vào việc chống hàng nhái hàng giả".
Đồng tình với quan điểm này, một thành viên khác cho biết: "Nhà mình thì không chỉ riêng vỏ hộp sữa mà tất cả vỏ các loại thực phẩm, mỹ phẩm... có giá trị có thể bị làm nhái mình đều đập bẹp hoặc làm thủng trước khi bán đồng nát. Cũng biết là một số hộp chai lọ sẽ được tận dụng lại để đựng đồ thôi chứ không phải làm nhái, nhưng hàng giả bây giờ nhiều quá nên đành phải làm vậy, bỏ chút xíu công sức để đóng góp vào việc chống hàng nhái hàng giả".
Kinh nghiệm tránh mua phải sữa giả
Đại diện truyền thông của hãng sữa Abbott tại Việt Nam cho biết, bất kỳ công ty sữa uy tín nào cũng sợ hãi nạn sữa giả. Bản thân hãng này cũng mới gặp sự cố khi 10.000 lon sữa Ensure bị tráo mác làm giả được công an TP Huế phát hiện vào cuối tháng 5 vừa qua, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của thương hiệu. Nhưng điều quan trọng hơn cả là có thể hàng trăm, hàng ngàn người tiêu dùng, trong đó có cả trẻ em, đã uống phải sữa giả và có thể gặp vấn đề về sức khỏe.
Vị này để tránh mua phải sữa giả, người tiêu phải kiểm tra hộp sữa phải mới, không gỉ sét, méo mó, có tem bảo đảm chất lượng của nhà sản xuất, nhãn phụ phải có thông tin bằng tiếng Việt nếu được sản xuất tại nước ngoài; ngày sản xuất và hạn sử dụng phải in rõ ràng, có ghi tên nhà sản xuất và địa chỉ nơi sản xuất.
Ông Thành Luân, đại diện truyền thông của hãng sữa Dutch Lady, thì cho rằng, để không mua phải hàng giả mỗi bà mẹ cần phải ghi nhớ những đặc điểm riêng ghi trên nhãn mác của loại sữa con đang dùng, khi mua kiểm tra cẩn thận để nhận diện những đặc điểm không giống với hộp sữa thật. Sữa giả có thể chỉ khác một chi tiết nhỏ ví dụ như một chữ cái, màu sắc hoặc một ký hiệu, biểu tượng… Nhưng nếu cha mẹ nào lưu ý kiểm tra kỹ trước khi mua hàng thì không phải quá khó để phân biệt hàng giả, hàng thật. Ngoài ra, cha mẹ không nên ham rẻ, mua sữa ở những cửa hàng nhỏ với giá thấp hơn ở các đại lý lớn vì rất có nguy cơ mua phải sữa giả.
Vị này để tránh mua phải sữa giả, người tiêu phải kiểm tra hộp sữa phải mới, không gỉ sét, méo mó, có tem bảo đảm chất lượng của nhà sản xuất, nhãn phụ phải có thông tin bằng tiếng Việt nếu được sản xuất tại nước ngoài; ngày sản xuất và hạn sử dụng phải in rõ ràng, có ghi tên nhà sản xuất và địa chỉ nơi sản xuất.
Ông Thành Luân, đại diện truyền thông của hãng sữa Dutch Lady, thì cho rằng, để không mua phải hàng giả mỗi bà mẹ cần phải ghi nhớ những đặc điểm riêng ghi trên nhãn mác của loại sữa con đang dùng, khi mua kiểm tra cẩn thận để nhận diện những đặc điểm không giống với hộp sữa thật. Sữa giả có thể chỉ khác một chi tiết nhỏ ví dụ như một chữ cái, màu sắc hoặc một ký hiệu, biểu tượng… Nhưng nếu cha mẹ nào lưu ý kiểm tra kỹ trước khi mua hàng thì không phải quá khó để phân biệt hàng giả, hàng thật. Ngoài ra, cha mẹ không nên ham rẻ, mua sữa ở những cửa hàng nhỏ với giá thấp hơn ở các đại lý lớn vì rất có nguy cơ mua phải sữa giả.
Theo chị Mai Linh, một người mẹ có kinh nghiệm nuôi 3 đứa con hoàn toàn bằng sữa ngoài, để tránh cho con uống phải sữa giả hoặc kém chất lượng, sau khi mua về, pha hoặc đục cho con uống, bố mẹ nên thường xuyên uống thử sữa của con xem có mùi, vị khác lần mua trước hay không. Ngoài ra khi mới mở nắp các mẹ nên lấy thìa đâm thẳng xuống đáy hộp rồi xới sữa bột lên xem màu sữa, mùi vị có giống trên phần trên của hộp hay không...
Trên thị trường hiện nay, sữa bị làm giả theo nhiều cách, nhưng phổ biến nhất là tráo ruột, tráo mác và tráo hạn sử dụng. Tráo ruột là hình thức dùng sữa rẻ tiền, kém chất lượng để thay ruột bên trong của sữa công thức có thương hiệu và thường là những loại sữa đắt tiền. Những chiếc vỏ hộp sữa hàng xịn được thu mua lại với giá cao là để phục vụ cho việc làm giả này. Sau khi cho ruột mới, dập nắp thiếc, những kẻ làm sữa giả sẽ phải in lại hạn sử dụng. Việc tráo hạn sử dụng được thực hiện trong quá trình làm giả sữa hoặc "phù phép" để kéo dài hạn sử dụng cho các sản phẩm cận date. Còn tráo mác là cách nhập nhèm giữa hàng nhập khẩu và hàng xách tay đối với cùng một loại sữa để nâng giá, đánh vào tâm lý sính hàng ngoại, hàng xách tay của một bộ phận người tiêu dùng hiện nay. Đối với loại này, phải những ai chuyên về sữa và đã từng nhập các loại trên mới nắm được hết kiểu dáng mẫu mã lẫn chất lượng sữa bên trong. |
Hoàng Thủy - Mai Hương(khampha.vn)