Cô giáo Quỳnh Trâm dạy học tối 24/1
“Ngày 21/1, nghe thông tin trên báo chí, tôi bị sốc. Đêm đó tôi không ngủ được. Tôi thật sự rất buồn. Bốn năm nay từ ngày được thay tên đổi họ, tôi sống tốt, không gây ảnh hưởng gì xấu cho xã hội, không làm mất đi đức hạnh của người phụ nữ VN”.
“Một người phụ nữ ước mơ lớn nhất là được lập gia đình và sự xác nhận để làm một người vợ. Tôi cũng không tránh khỏi ngoại lệ đó. Nhưng hiện tại tôi cũng không biết như thế nào. Tôi như thế này mà giờ ghi Phạm Văn Hiệp thì ai tin? Cho nên tôi mong có một suy xét kỹ hơn về vấn đề của tôi. Hồi tôi ở quê, nửa đêm đang ngủ bị ném đá, giật cửa ầm ầm. Thậm chí ly nước tôi uống rồi không ai dám uống lại, họ nói gớm. Họ kỳ thị đến mức độ vậy đó. Nhưng tôi vẫn đứng vững đến hôm nay” - cô Phạm Lê Quỳnh Trâm nói.
Sẽ gặp khó khăn về giấy tờ
Cái sốc thứ hai, theo cô Trâm, cũng rất “nghiêm trọng” là hiện các giấy tờ của cô từ chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy tờ nhà, xe... đều đã đứng tên là Phạm Lê Quỳnh Trâm. “Những giấy tờ ở Bình Phước, trong nước thì dễ làm lại, nhưng những hợp đồng của tôi ở Bangkok bây giờ làm sao? Nếu hủy thì có những rắc rối phát sinh không lường trước được” - cô Trâm băn khoăn.
“Tôi suy nghĩ rất nhiều - cô Trâm nói tiếp - Tôi không tìm được lý do vì sao tôi bị hủy quyết định chuyển đổi giới tính. Trường hợp của tôi là liên giới tính. Rõ ràng theo nghị định 88 thì tôi đúng hoàn toàn chứ không sai. Tôi cũng đọc được thông tin là do các bạn đổ về Bình Phước nhiều để được xác nhận chuyển giới nên địa phương ngại, hủy quyết định của tôi. Nhưng các bạn với tôi có sự khác biệt, tôi là người liên giới tính, tôi đủ điều kiện để được xác nhận là nữ giới”.
Dù chưa nhận được thông tin nhưng cô Trâm cho biết nếu bị hủy quyết định chuyển đổi giới tính của mình, cô “buộc lòng phải khiếu nại”. “Tôi khiếu nại không phải để hơn thua mà đòi lại công bằng cho mình. Tôi khiếu nại để hiểu vì sao quyết định lại xoay một cách chóng vánh như vậy. Trên tinh thần của một công dân, tôi chấp hành pháp luật một cách nghiêm túc, cái gì đúng tôi tôn trọng và cái gì không đúng với tôi, tôi sẽ đòi lại quyền lợi cho mình”.
Sẽ gặp khó khăn về giấy tờ
Cái sốc thứ hai, theo cô Trâm, cũng rất “nghiêm trọng” là hiện các giấy tờ của cô từ chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy tờ nhà, xe... đều đã đứng tên là Phạm Lê Quỳnh Trâm. “Những giấy tờ ở Bình Phước, trong nước thì dễ làm lại, nhưng những hợp đồng của tôi ở Bangkok bây giờ làm sao? Nếu hủy thì có những rắc rối phát sinh không lường trước được” - cô Trâm băn khoăn.
“Tôi suy nghĩ rất nhiều - cô Trâm nói tiếp - Tôi không tìm được lý do vì sao tôi bị hủy quyết định chuyển đổi giới tính. Trường hợp của tôi là liên giới tính. Rõ ràng theo nghị định 88 thì tôi đúng hoàn toàn chứ không sai. Tôi cũng đọc được thông tin là do các bạn đổ về Bình Phước nhiều để được xác nhận chuyển giới nên địa phương ngại, hủy quyết định của tôi. Nhưng các bạn với tôi có sự khác biệt, tôi là người liên giới tính, tôi đủ điều kiện để được xác nhận là nữ giới”.
Dù chưa nhận được thông tin nhưng cô Trâm cho biết nếu bị hủy quyết định chuyển đổi giới tính của mình, cô “buộc lòng phải khiếu nại”. “Tôi khiếu nại không phải để hơn thua mà đòi lại công bằng cho mình. Tôi khiếu nại để hiểu vì sao quyết định lại xoay một cách chóng vánh như vậy. Trên tinh thần của một công dân, tôi chấp hành pháp luật một cách nghiêm túc, cái gì đúng tôi tôn trọng và cái gì không đúng với tôi, tôi sẽ đòi lại quyền lợi cho mình”.
Cô giáo Quỳnh Trâm dạy học tối 24/1 (Ảnh: Hoàng Thạch Vân)
Ước ao danh chính ngôn thuận
Cô Trâm kể cuộc sống của cô hiện vẫn bình thường. Hằng ngày cô vẫn dạy luyện thi ĐH môn toán, vật lý, hóa học cho khoảng 100 học sinh tại Q.4, TP.HCM. Trong số đó, 90% là học miễn phí. “Tôi có tâm sự với học sinh: nếu như cô bị hủy xác nhận chuyển giới thì sao. Các em động viên tôi rất nhiều và nói dù thế nào vẫn ủng hộ và yêu mến cô. Tôi không dám nói cho mẹ tôi biết, sợ mẹ buồn nhưng anh trai tôi nói với mẹ. Mẹ tôi bảo: Gái trai gì cũng là con của mẹ”.
Ngoài ra, cô giáo sinh năm 1974 cũng kể việc cô đi làm xác nhận chuyển đổi giới tính như sau: “Bốn năm trước, tôi đi làm giấy tờ cả năm trời. Tôi lên tỉnh họ nói “trường hợp của em về huyện là được rồi”. Tôi hỏi thủ tục, họ viết một giấy giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước. Ở đó họ làm thủ tục, xét nghiệm, chụp X-quang... cho tôi y như phụ nữ mang thai chuẩn bị sinh rồi mới xác nhận tôi là người phụ nữ bình thường. Năm 2006, tôi đến một bệnh viện ở TP.HCM, họ đo hormon nữ và xác nhận tôi không phải là đàn ông hẳn hoi, cũng không phải là phụ nữ hẳn hoi”.
“Có thể việc xác nhận lại giới tính cho tôi không đúng quy trình bởi hiện chưa biết bệnh viện nào được ủy thác để khám cái này. Tuy nhiên, tôi cũng có niềm tin là dù có khám ở đâu tôi vẫn đủ điều kiện là giới tính nữ” - cô Trâm nói.
Cô Trâm kể cuộc sống của cô hiện vẫn bình thường. Hằng ngày cô vẫn dạy luyện thi ĐH môn toán, vật lý, hóa học cho khoảng 100 học sinh tại Q.4, TP.HCM. Trong số đó, 90% là học miễn phí. “Tôi có tâm sự với học sinh: nếu như cô bị hủy xác nhận chuyển giới thì sao. Các em động viên tôi rất nhiều và nói dù thế nào vẫn ủng hộ và yêu mến cô. Tôi không dám nói cho mẹ tôi biết, sợ mẹ buồn nhưng anh trai tôi nói với mẹ. Mẹ tôi bảo: Gái trai gì cũng là con của mẹ”.
Ngoài ra, cô giáo sinh năm 1974 cũng kể việc cô đi làm xác nhận chuyển đổi giới tính như sau: “Bốn năm trước, tôi đi làm giấy tờ cả năm trời. Tôi lên tỉnh họ nói “trường hợp của em về huyện là được rồi”. Tôi hỏi thủ tục, họ viết một giấy giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước. Ở đó họ làm thủ tục, xét nghiệm, chụp X-quang... cho tôi y như phụ nữ mang thai chuẩn bị sinh rồi mới xác nhận tôi là người phụ nữ bình thường. Năm 2006, tôi đến một bệnh viện ở TP.HCM, họ đo hormon nữ và xác nhận tôi không phải là đàn ông hẳn hoi, cũng không phải là phụ nữ hẳn hoi”.
“Có thể việc xác nhận lại giới tính cho tôi không đúng quy trình bởi hiện chưa biết bệnh viện nào được ủy thác để khám cái này. Tuy nhiên, tôi cũng có niềm tin là dù có khám ở đâu tôi vẫn đủ điều kiện là giới tính nữ” - cô Trâm nói.
Chuyển đổi giới tính (từ nam bình thường sang nữ hoặc ngược lại) hiện chưa được pháp luật công nhận tại VN. Trong trường hợp người có khuyết tật về giới tính như bất thường (dị dạng) ở bộ phận sinh dục hoặc bị khiếm khuyết chưa được định hình chính xác về giới tính, sau khi được một hội đồng y khoa kiểm tra và đánh giá sẽ quyết định việc xác định lại giới tính, khắc phục những khiếm khuyết này (nghị định 88/2008/NĐ-CP). Người muốn thực hiện sự điều chỉnh giới tính phải tuân thủ đúng quy trình như: phải được hội đồng y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khám xác định. Sau khi được thực hiện phẫu thuật điều chỉnh giới tại bệnh viện có đủ chức năng, thẩm quyền, người được điều chỉnh giới tính mới có cơ sở làm thủ tục tại sở tư pháp để được điều chỉnh lại giới tính, thay đổi họ tên (nếu có nhu cầu). Trường hợp anh Phạm Văn Hiệp nay đã chuyển thành “cô Phạm Lê Quỳnh Trâm” chưa qua các bước quy định của pháp luật nêu trên và đã ra nước ngoài thực hiện việc chuyển giới, sau đó xin phép UBND huyện Chơn Thành xác nhận lại giới tính cho mình. Việc UBND huyện Chơn Thành ra quyết định xác định lại giới tính cho anh Hiệp là không đúng với các quy định của pháp luật hiện hành. Theo tôi, để có thể được giải quyết một cách có tình có lý, trước hết “cô Trâm” cần đến một hội đồng y khoa của bệnh viện có đủ chức năng, thẩm quyền để được xem xét, quyết định cho thay đổi về giới tính của mình. Luật sư NGUYỄN HỮU THẾ TRẠCH Cần căn cứ vào ý kiến của hội đồng y khoa Ngày 24/1, ông Lê Tiến Hiếu, phó giám đốc Sở Tư pháp Bình Phước, cho biết ngày 25/1 sở sẽ ký văn bản tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi các quyết định ngày 5/11/2009 của UBND huyện Chơn Thành xác định lại giới tính cho đương sự Phạm Văn Hiệp từ nam thành nữ và quyết định ngày 6/11/2009 thay đổi chữ lót và tên từ Phạm Văn Hiệp thành Phạm Lê Quỳnh Trâm. Bên cạnh đó, sau khi các quyết định thu hồi trên được ban hành, Sở Tư pháp sẽ có văn bản đề nghị UBND huyện Chơn Thành, các cơ quan hữu quan khẩn trương phục hồi các giấy tờ liên quan như cải chính hộ tịch, xác định lại giới tính, tên tuổi, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân... để đương sự Phạm Văn Hiệp trở lại thành công dân như trước đây (nam giới). Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Lợi - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Phước - cho biết sở dĩ UBND tỉnh đề nghị Sở Tư pháp tham mưu để thu hồi quyết định xác định lại giới tính, thay đổi tên của UBND huyện Chơn Thành đối với đương sự Phạm Văn Hiệp vì quá trình thẩm định hồ sơ để xác định lại giới tính của UBND huyện Chơn Thành chưa tuân thủ đúng các thủ tục của pháp luật. Theo đó, quyết định xác định lại giới tính cho đương sự Phạm Văn Hiệp căn cứ vào xác nhận của một bác sĩ chuyên khoa là không có hiệu lực pháp lý. Theo ông Lợi, sau khi UBND tỉnh thu hồi quyết định xác định lại giới tính của Phạm Văn Hiệp, nếu đương sự vẫn có nhu cầu xác định lại giới tính thì cần làm lại thủ tục và khi đó cần căn cứ ý kiến của một hội đồng y khoa (được pháp luật quy định chức năng, quyền hạn) để xem xét xác định lại giới tính cho Phạm Văn Hiệp. Theo bác sĩ Từ Phương Nam - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Phước, trước đó bác sĩ Hoàng Ngọc Hải thuộc khoa sản của bệnh viện (hiện đã chuyển công tác về tỉnh Bình Dương) chỉ xác nhận đương sự Phạm Văn Hiệp “có bộ phận sinh dục ngoài gồm âm hộ, âm đạo do tạo hình giống với âm hộ, âm đạo bình thường”. Xác nhận của bác sĩ Hải căn cứ vào đơn xin xác định lại giới tính và dựa trên giấy xác nhận của phòng khám đa khoa Pratunam (Thái Lan, ngày 4/5/2008) có xác nhận của bác sĩ Thep Vechavisit “nay chứng nhận vào ngày 24/4/2008, tôi có thực hiện thay đổi giới tính phẫu thuật bơm ngực cho anh Phạm Văn Hiệp. Nay bộ phận sinh dục/ngực của anh giống với bộ phận của giới nữ”. Theo ông Từ Phương Nam, xác nhận của bác sĩ Hải và phòng khám của Thái Lan “chưa nói lên được điều gì cả” vì “ngoài ngực, âm hộ, âm đạo còn có các cơ quan, tế bào khác trong cơ thể như buồng trứng, tinh hoàn, nội tiết tố, nhiễm sắc thể... nhất quyết phải xem xét kỹ càng, trên cơ sở đó mới có thể xác định nam hay nữ” - ông Nam nói. Bùi Liêm - Bá Sơn |
Theo Hà Bình (Tuổi Trẻ)