Hàng ăn vỉa hè nhếch nhác nhưng lại thu hút đông các bạn học sinh, sinh viên
Hôm nay (20/1) thông tư 30 của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực. Nếu Bộ thực hiện "chặt" thì có thể ngàn người sẽ thất nghiệp.
Đã gọi là hàng rong...
Hiện nhiều người dân cho rằng thông tư 30 sẽ gây ra khó khăn lớn với những người buôn bán hàng rong trên phố dù không có điều nào “cấm” họ hoạt động.
Khi đề cập vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo Thông tư 30, chị Xuân bán cháo sườn rong khu vực KTX Học viện Báo chí tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: “Thông tư đưa ra không sai, thế nhưng những người quang gánh rong ruổi đường phố như chúng tôi thì khó mà thực hiện được vì chúng tôi không ngồi một chỗ để buôn bán mà thường di chuyển nay đây mai đó. Làm cái nghề này lời lãi được bao nhiêu đâu, bây giờ mà sắm sửa đồ dùng thì rất tốn kém và còn lỉnh kỉnh. Ngoài ra, nhiều quán ăn sang trọng cũng chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh hơn hàng vỉa hè”.
Hiện nhiều người dân cho rằng thông tư 30 sẽ gây ra khó khăn lớn với những người buôn bán hàng rong trên phố dù không có điều nào “cấm” họ hoạt động.
Khi đề cập vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo Thông tư 30, chị Xuân bán cháo sườn rong khu vực KTX Học viện Báo chí tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: “Thông tư đưa ra không sai, thế nhưng những người quang gánh rong ruổi đường phố như chúng tôi thì khó mà thực hiện được vì chúng tôi không ngồi một chỗ để buôn bán mà thường di chuyển nay đây mai đó. Làm cái nghề này lời lãi được bao nhiêu đâu, bây giờ mà sắm sửa đồ dùng thì rất tốn kém và còn lỉnh kỉnh. Ngoài ra, nhiều quán ăn sang trọng cũng chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh hơn hàng vỉa hè”.
Gánh cháo sườn của chị Xuân chỉ bán vào chiều tối
Chị Mười (quê Nam Định) vừa mở gánh hàng bánh khoai tỏ ra lo lắng vì là người ngoại tỉnh lên Hà Nội kiếm sống, vốn liếng của chị chỉ đủ sắm một gánh hàng bán đủ ăn qua ngày, gánh hàng của chị thường ngày vốn cũng khá đông khách. Tuy nhiên nếu như Bộ Y tế làm nghiêm ngặt thì chị cũng xác định không duy trì được gánh hàng vì không có tiền mua các vật dụng cần thiết. Chị Mười nhận định: “Yêu cầu đưa ra không phải dễ dàng thực hiện, mà vô tình nó còn triệt đường làm ăn của người dân như chúng tôi”.
Dân nghèo ăn đâu?
Từ lâu hàng ăn vỉa hè đã trở thành một phần trong đời sống người bình dân. Học sinh, sinh viên và những người ít có thời gian nấu nướng vẫn là khách quen của những quầy hàng rong.
Dân nghèo ăn đâu?
Từ lâu hàng ăn vỉa hè đã trở thành một phần trong đời sống người bình dân. Học sinh, sinh viên và những người ít có thời gian nấu nướng vẫn là khách quen của những quầy hàng rong.
Một hàng cháo trai gần bến xe Kim Mã vừa “chạy phường” rồi trở lại bán hàng như cũ
Chị Nguyễn Thị Giang (quê Hải Dương), sinh viên Đại học Sư Phạm Hà Nội, là một thực khách quen thuộc của hàng ăn vỉa hè chia sẻ: “Những gánh hàng rong rất khó đảm bảo được những yêu cầu của Thông tư 30, bởi vì phần lớn họ là dân ngoại tỉnh lên đây kiếm sống, không có tiền để đầu tư mở quán ăn. Những hàng quán kiểu này sẽ phù hợp hơn với sinh viên và những người lao động nghèo. Có thể vấn đề an toàn thực phẩm chưa thật tốt nhưng tôi nghĩ vẫn ổn, những người đến ăn ở đây không dám đòi hỏi thêm vì họ đâu có tiền”.
Hàng ăn vỉa hè nhếch nhác nhưng lại thu hút đông các bạn học sinh, sinh viên
Bác sỹ - Thượng tá Trịnh Văn Oánh, Phòng hậu cần, Cục quân khí, Tổng cục kỹ thuật Bộ quốc phòng nhận định: “Theo tôi thông tư này không có gì vô lý, tuy nhiên chắc chỉ đạt được phần nào ý nghĩa tuyên truyền thôi, không thể thực hiện được bởi 3 lý do chính: Thứ nhất, do tập quán của đại bộ phận người VN là thích ăn vỉa hè. Thứ hai, ăn như vậy hợp với túi tiền, bởi lẽ nếu một suất ăn cùng chất lượng thì ăn ở hè phố chắc chắn rẻ hơn rất nhiều trong quán sang trọng. Thứ ba, có rất nhiều yếu tố tạo nên tính an toàn thực phẩm chứ không riêng gì ăn ở hè phố hay trong nhà hàng, ví dụ như: nguồn gốc, quy trình vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phụ gia thực phẩm... Và thông tư quy định như vậy, nhưng chế tài nào xử phạt, ai kiểm tra và xử phạt, đó mới là vấn đề đáng nói”.
Theo Thanh Lan (Kiến Thức)