Top 8 hiểu lầm công nghệ đáng lưu tâm


Top 8 hiểu lầm công nghệ đáng lưu tâm
Top 8 hiểu lầm công nghệ đáng lưu tâm
Trong công nghệ luôn tồn tại rất nhiều niềm tintưởng chừng như vững chắc nhưng không phải lúc nào cũng có căn cứ khoa học.
Dưới đây là các hiểu lầm phổ biến trong lĩnh vực công nghệ. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn loại bỏ một số hiểu sai về công nghệ mà lâu nay bạn vẫn tin là đúng.

Top 8 hiểu lầm công nghệ đáng lưu tâm, Công nghệ thông tin, nhung hieu lam ve cong nghe, cong nghe, hieu lam cong nghe, Wi-Fi, password Wi-Fi, laptop, laptop de tren dui gay vo sinh, Apple Mac, virus, may anh, camera, tiet kiem pin dien thoai, pin dien thoai, smartphone,

1. Sử dụng hết pin trước khi nạp


Niềm tin: Quan niệm này đã có từ thời những chiếc laptop còn đang phổ biến đó là khi sử dụng laptop được một khoảng thời gian dài, người dùng nên sử dụng cạn kiệt thời lượng pin sau đó nạp lại đầy để tăng thêm tối đa dung lượng pin sử dụng.


Thực tế: Đó là quan niệm xưa cũ và chỉ đúng khi bạn sử dụng các thiết bị có công nghệ pin cũ. Hầu hết smartphone hiện nay đều được trang bị loại pin công nghệ mới hơn do vậy mà người dùng cũng chẳng cần phải mất công đến mức sử dụng cạn kiệt pin rồi sạc lại hay xây dựng một lịch trình sạc pin hợp lý bởi dung lượng pin nếu có thì cũng tăng lên chẳng đáng là bao. Đơn giản hơn, bạn hãy sạc điện thoại bất cứ lúc nào cảm thấy tiện.


2. Đặt nam châm gần ổ cứng sẽ bị xóa hết dữ liệu


Niềm tin: đặt nam châm gần máy tính và bạn có thể xóa hết dữ liệu trong máy.

Thực tế: Điều này đúng đối với loại đĩa mềm ngày xưa. Chỉ cần đặt một cục nam châm nhỏ lên trên đĩa mềm 3.5 inch, vài giây sau cục nam châm này sẽ hủy hoại mọi dữ liệu mà nó lưu trữ.


Thật may là đa số ổ cứng hiện nay như SD hay CompactFlash đều không bị ảnh hưởng bởi lực từ. Bill Frank, một ủy viên của Hiệp Hội CompactFlash tuyên bố rằng, “Bộ nhớ flash không chứa vật liệu nhiễm từ, vì vậy lực từ sẽ không thể gây ra ảnh hưởng tới nó. Và giả dụ như có một lực từ đủ mạnh để gây ảnh hưởng lên các electron trong bộ nhớ flash thì lực này cũng phải mạnh đến mức có thể hút được nguyên tố sắt ra khỏi mạch máu của bạn”.


Cho nên nếu có muốn phá hủy dữ liệu của một chiếc ổ cứng, đừng trông chờ vào nam châm. Cách nên làm là ghi đè bằng một dữ liệu khác. Một chuyên gia máy tính có thể khôi phục lại dữ liệu đã xóa của một chiếc ổ cứng, nhưng nếu bạn ghi đè dữ liệu này bằng dữ liệu khác thì nó sẽ bị biến mất hoàn toàn.


3. Wi-Fi được bảo vệ bằng mật khẩu là an toàn


Niềm tin: miễn là bạn lập một password để truy cập access Wi-Fi, thì kết nối Wi-Fi đó là bảo mật và an toàn.


Thực tế: có hai loại môt trường được bảo vệ bằng password đó là: mạng nhà và mạng bạn có thể kết nối mạng khi không ở nhà. Khi bạn đang di chuyển ngoài đường, một mật khẩu có thể cho phép bạn truy cập vào hotpot. Tuy nhiên, đây lại là miếng mồi ngon cho các tin tặc. Chúng có thể tạo ra mạng ‘evil twin’ trông giống như thật và sử dụng mật khẩu và khả năng bảo mật của nó.


4. Sử dụng điện thoại di động gây bệnh ung thư não


Niềm tin: Từ vài năm trước, trong giới khoa học bắt đầu xuất hiện những báo cáo dự đoán điện thoại có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư não. Bên cạnh đó, hàng loạt câu chuyện đồn thổi lại càng khiến người dùng cảm thấy hoang mang hơn.

Thực tế: Theo những nghiên cứu mới nhất từ các tổ chức y khoa hàng đầu Hoa Kỳ, sử dụng di động không làm tăng nguy cơ mắc ung thư não của người dùng. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định sóng điện thoại có thể ảnh hưởng đến sóng não nhưng không trở thành nguyên nhân gây ung thư.


5. Để laptop trên đùi sẽ khiến bạn bị vô sinh


Niềm tin: vào cuối năm các kết luận của một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu người Argentina cho rằng tinh trùng bị phơi nhiễm sự bức xạ phát ra từ WiFi của laptop sẽ phá hủy nghiêm trọng DNA và không thể di chuyển được.


Thực tế: tuy nhiên trên thực tế, có vẻ nghiên cứu đó không được thực hiện cẩn thận. Trao đổi với hãng tin Reuters về nghiên cứu trên, tiến sỹ Robert Oates, Chủ tịch Hiệp hội Sinh sản và Tiết niệu nam giới của Mỹ cho rằng: "Đây không phải là cơ chế sinh học trong cuộc sống thực. Nghiên cứu này nghe có vẻ khoa học nhưng với tôi nó chẳng liên quan gì đến chuyện sinh học của con người cả".


Song tiến sỹ Robert Oates cho rằng cũng có lý do đúng đắn để không để laptop trên đùi, chẳng hạn như độ nóng của máy có thể làm phỏng da còn lo lắng tinh trùng bị tiêu diệt vì sóng WiFi của laptop không phải là lý do.


6. Apple Mac miễn dịch với virus


Niềm tin: Bởi vì hệ điều hành Mac được xây dựng trên nền tảng Unix an toàn, và bởi số lượng máy Mac chỉ chiếm một phần nhỏ trong thế giới máy tính, chúng không chỉ miễn dịch với virus mà khiến các tin tặc cũng phải e ngại.


Thực tế: Nhưng điều này không còn đúng nữa. Trong thời gian qua, Apple đã phải cập nhật website và gỡ bỏ tuyên bố trên sau khi một loạt virus tấn công MacOS. Các chuyên gia bảo mật tại hãng Sophos đã phát hiện ra 2,6% máy Mac đã nhiễm mã độc.


7. Máy ảnh càng nhiều chấm thì càng tốt


Niềm tin: nhiều người tin rằng máy ảnh có số điểm ảnh càng cao thì máy ảnh đó càng tốt

Sự thật: Dù Camera có số Megapixel (chấm) càng lớn thì chưa chắc đã chụp được những bức ảnh đẹp, rõ và sáng hay zoom lớn vẫn cho ảnh đẹp. Mà nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như bộ phận cảm biến và bộ xử lý ảnh, ngoài ra còn phải nói đến chất lượng linh kiện của Camera (Phần cứng).


8. Đóng những ứng dụng Smartphone giúp tiết kiệm pin


Niềm tin: tất cả smartphone đều có khả năng đa nhiệm, nhưng nhiều ứng dụng trong trên màn hình nền gây tốn pin.


Thực tế: Một số tác vụ chạy nền là những tác vụ thường được sử dụng nhất trên mỗi nền tảng. Khi người dùng đóng chúng đi thì hệ điều hành lại phải bật chúng lên mỗi khi sử dụng. Điều này vô tình lại là nguyên nhân gây tốn pin khi người dùng cứ liên tục tắt tác vụ chạy nền và hệ điều hành lại tự động khởi chạy tác vụ này lên. Do đó mà thay vì tiết kiệm pin điện thoại bằng cách tắt đi những ứng dụng chạy nền thì người dùng lại tự mình làm tiêu hao thời lượng pin một cách vô ích.

Sự thật là các nền tảng di động hiện nay như iOS, Android hay Windows Phone có thừa thông minh để tự quản lý các ứng dụng chạy nền như thế này. Chính vì vậy mà việc người dùng tắt những tác vụ như thế theo cách thủ công thường gây mất thời gian và không hiệu quả. Ngoài ra thì đóng ứng dụng bằng tay cũng làm cho điện thoại của bạn chậm hơn một chút bởi nó sẽ cần thêm thời gian để khởi động lại các ứng dụng đã đóng trước đó.
Theo VnMedia