Khi anh quay lưng bước đi, tôi mới giật mình nhận ra anh ốm đi rất nhiều (Ảnh minh họa)
Tôi không thể nào quên anh để tiếp nối cuộc sống của mình một cách bình thường.
Phúc gọi điện bảo tôi đến nhà Minh đón anh về. Giọng Phúc lè nhè. Chắc là anh say lắm. Tôi bực mình sẵn giọng: “Em đang bận, anh đón taxi về đi”. Nhưng Phúc đã cúp máy. Tôi nhìn đồng hồ. Đã hơn 11 giờ đêm. Đành phải đi rước cái hũ chìm về vậy. Tôi để nguyên quần áo mặc ở nhà, khoác thêm chiếc áo gió rồi dắt xe ra khỏi nhà.
Nhà Minh ở quận 12. Nếu đi nhanh thì cũng phải mất 40 phút mới tới nơi. Đường vắng, tôi phóng xe nhanh hơn bình thường. Hơn nữa, do có chút bực bội trong người nên tôi cũng muốn trút giận bằng cách dận ga cho xe lao vùn vụt trong đêm. Chính vì vậy, chỉ nửa tiếng sau tôi đã tới nơi.
Cửa không khóa mà chỉ khép hờ, trong khi đèn đuốc trong nhà tối thui. Tôi nhấn còi inh ỏi nhưng không có ai ra mở cửa. Tôi hoảng quá lấy điện thoại ra gọi. Cả điện thoại của Phúc và Minh đều ò í e. Trời ơi, có chuyện gì vậy? Tôi luống cuống dựng xe, bước nhanh vào nhà.
Minh là bạn thân của vợ chồng tôi. Đúng hơn là ngày xưa, chúng tôi có 3 người. Sau đó thì tôi và Phúc tách nhóm. Minh cũng đi học nước ngoài. 7 năm sau, khi chúng tôi đã nên vợ nên chồng thì Minh về nước. Số phận đưa đẩy, chúng tôi lại cùng về chung một cơ quan. Và Minh là sếp của chồng tôi. 3 người chúng tôi lại “sum họp” như ngày còn đi học. Minh có cô người yêu hồi học ở nước ngoài nhưng khi anh về nước thì tình cảm nhạt dần.
Chúng tôi cưới nhau vậy là đã được gần 10 năm nhưng điều mong mỏi lớn nhất của hai vợ chồng cũng là của hai bên gia đình là một đứa con vẫn chưa thành hiện thực. Bao nhiêu tiền bạc làm ra, chúng tôi đều đổ dồn vào việc điều trị, hết trong nước ra nước ngoài nhưng vẫn không có kết quả. Mẹ tôi bảo: “Thôi thì con cái là của trời cho, có được thì tốt, không thì thôi chớ làm bao nhiêu đổ hết vô bệnh viện thì cực cho tụi con quá”.
Nghe thì đơn giản nhưng thực tế không như vậy. Tuy Phúc không phải là con một nhưng gia đình anh rất coi trọng việc nối dõi tông đường. Mẹ anh từng là cán bộ ở một viện nghiên cứu nhưng quan niệm không hề thông thoáng. Bà bảo, nếu chúng tôi hết tiền thì bà sẽ cho, phải điều trị tới khi nào có con mới được. Năm đó tôi đã 36 tuổi, không biết “sự nghiệp kiếm con” sẽ kéo dài tới bao giờ, trong khi đó, dường như Phúc đã mỏi mệt, không muốn tiếp tục…
Mấy lúc sau này, anh hay nhậu nhẹt; có khi đến ngày bệnh viện hẹn đến làm các thủ thuật nhưng tối hôm trước, anh cũng uống rượu. Chính vì điều này mà vợ chồng cứ hay cắn đắng, nhiều khi tôi cũng buồn nên đi làm thì thôi, về nhà lại chúi mũi vào công việc. Còn anh, nếu không đi nhậu thì ở nhà cũng dán mắt vào máy tính. Trong mắt anh, hình như ngôi nhà của hai vợ chồng chỉ là một chỗ trọ. Vợ chồng cũng ít có dịp trò chuyện hay đi cùng nhau như trước. Đến nỗi nhiều khi tôi nghi ngờ anh có người khác…
Tối hôm đó cũng vậy. Tôi muốn vợ chồng đi ăn với nhau để kỷ niệm ngày cưới. Anh đồng ý nhưng đến chiều thì gọi điện bảo có việc bận đột xuất. Tôi không biết là anh đi nhậu ở nhà Minh. Cho đến khi anh gọi điện với giọng lè nhè…
Tôi vào nhà bật đèn lên thì thấy một cảnh tượng thật là khủng khiếp. Trên bàn thức ăn rơi vãi trộn lẫn với tàn thuốc, dưới sàn nhà lon bia vứt lăn lóc. Minh xỉn như chết đang nằm trên salon. Tôi chạy xuống bếp, vô nhà tắm tìm Phúc nhưng không có ai cả… Tôi lại gọi điện thoại, lại nhận được câu trả lời “ò í e”, lại lo lắng và giận sôi cả người… “Dậy, dậy đi. Nhậu gì mà nhậu dữ vậy?”- tôi lay Minh.
Nhưng người anh vẫn dịu oặt, không có dấu hiệu gì là sẽ tỉnh lại. Tôi tiếp tục gọi cho Phúc. Vẫn điệp khúc ngoài vùng phủ sóng. Thế có điên không chứ? Tại sao anh gọi tôi lên đón rồi lại bỏ đi đâu mất? Bây giờ tôi không biết phải làm sao với gã đàn ông say như chết đang nằm sóng sượt kia. Tôi cũng không biết gọi cho ai vì đã quá nửa đêm. Cuối cùng tôi quyết định ra về sau khi lấy mền đắp cho Minh cẩn thận. Tôi mong là Phúc đã về nhà…
Thế nhưng không có ai ở nhà.
Sáng hôm sau Phúc về sớm. Quần áo anh nhàu nhĩ, bộ mặt anh cũng nhàu nhĩ như vậy. Tôi cố nén giận hỏi: “Sao anh gọi em lên rước rồi bỏ đi đâu mất vậy? Có chuyện gì mà ép anh Minh nhậu xỉn dữ vậy? Tối qua anh ở đâu?”. Phúc gởi áo vứt lên ghế: “Cũng định đợi em lên rước nhưng chờ lâu quá, mấy đứa lại kéo đi…”. Trời ơi, tôi đã phóng như đua xe trong đêm tối mà anh vẫn bảo là chậm? Anh còn muốn gì nữa?
Nhưng Phúc chỉ nói vậy rồi đi tắm. Tôi chụp lấy cái áo trên thành ghế săm soi. Mùi nước hoa, mùi son phấn và cả mấy vết đo đỏ trên vai, trên ngực áo khiến tôi nổi điên. Tôi rút phăng cái kéo, cắt nát chiếc áo mà vẫn chưa hả giận… Tôi lao vào phòng ngủ lấy bức ảnh hai vợ chồng lồng trong khung kính đập tan tành… Hai tháng sau, chúng tôi ly hôn.
Từ tòa án, anh về nhà gom góp đồ đạc. Thứ nào chưa mang đi được thì anh cất vô tủ khóa lại. Xong đâu đó, anh bảo tôi: “Anh về bên nhà ba mẹ, em cứ ở đây, đừng dọn đi đâu hết… Có thể một ngày nào đó, anh nhớ em và muốn ghé thăm…”. Tôi nghe sống mũi mình cay cay. Lý do chúng tôi ly hôn trong đơn là tính tình không hợp nhưng khi ra tòa, anh lại thừa nhận là mình đã có người đàn bà khác và muốn giải thoát cho tôi.
Đã vậy thì thôi. Tôi cũng chẳng níu kéo làm gì. Nhưng thật lòng, cứ nghĩ đến việc từ nay tôi phải sống một mình, không còn có anh sớm trưa chiều tối, tôi lại thấy chạnh lòng. Dù sao thì chúng tôi cũng đã từng yêu thương và sống chết vì nhau… “Thôi, anh đi đây”. Phúc xiết nhẹ tay tôi rồi bước nhanh ra cổng. Tôi có cảm giác bàn tay anh lỏng lẻo và không còn ấm áp như xưa… Khi anh quay lưng bước đi, tôi mới giật mình nhận ra anh ốm đi rất nhiều…
Gần một tháng sau, hôm đó là chiều thứ bảy, tôi đang sửa soạn để về bên nhà ba mẹ tôi thì có điện thoại của Minh. Giọng anh rất lạ: “… Em tới ngay đi”. Tôi linh cảm có chuyện chẳng lành nên tức tốc đi ngay.
Đến nơi, tôi thấy mọi người có mặt đông đủ. Ba mẹ, anh em chồng tôi không thiếu một ai. Thấy tôi đến, mọi người dạt ra nhường chỗ. Nằm trên giường bệnh là Phúc. Anh thay đổi đến mức tôi suýt kêu lên vì kinh ngạc. Trong lúc đó thì Minh ghé sát mặt Phúc khẽ gọi: “Mở mắt ra nhìn xem ai nè Phúc. Có nhận ra Diệu Hương không…”.
Đôi mắt đang nhắm nghiền của Phúc he hé mở, môi anh mấp máy. Tôi nắm chặt tay anh, bàn tay anh lạnh giá y như hôm anh từ biệt tôi: “Anh bệnh mà sao không nói với em?...”. Tôi mếu máo chỉ nói được vậy rồi bật khóc.
Anh cầm tay tôi rồi quờ quạng tìm tay Minh, môi mấp máy gì đó không thành tiếng. Rồi bàn tay anh lơi dần… Tôi nghe mẹ anh khóc nấc lên và hiểu rằng anh đã đi rồi…
Khi mở tủ quần áo của anh, tôi tìm thấy một lá thư cất kỹ trong túi áo vest. Anh nói rằng chuyện chúng tôi không có con là lỗi của anh. Trong một lần anh lén tôi đi khám sức khỏe thì phát hiện điều đó. Và bác sĩ còn phát hiện anh bị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối. Anh chỉ có thể sống được 6 tháng… Và trong khoảng thời gian sống còn lại ít ỏi ấy, anh đã cố gắng làm mọi cách để tôi ghét anh…
Anh nghĩ là anh đã thành công nhưng có biết đâu, chính điều đó đã khiến tôi không thể nào quên anh được để tiếp nối cuộc sống của mình một cách bình thường. Mãn tang anh, mẹ chồng tôi bảo: “Nó đã căn dặn như vậy thì con cũng đừng bận tâm làm gì. Mẹ thấy thằng Minh rất tốt...”. Nhưng tôi lắc đầu: “Chuyện đó để sau này tính đi mẹ…”.
Cái “sau này” của tôi không có giới hạn cuối cùng. Vì vậy mà bây giờ tôi rất khó xử khi không biết phải khai sinh cho con thế nào. Cả tôi và Minh khi đến trại trẻ mồ côi nhận bé về thì đều muốn cháu có đủ cha và mẹ trong khai sinh. Thế nhưng người cán bộ hộ tịch cứ đòi giấy đăng ký kết hôn. Mà cái đó thì làm sao tôi có được bây giờ?
Nhà Minh ở quận 12. Nếu đi nhanh thì cũng phải mất 40 phút mới tới nơi. Đường vắng, tôi phóng xe nhanh hơn bình thường. Hơn nữa, do có chút bực bội trong người nên tôi cũng muốn trút giận bằng cách dận ga cho xe lao vùn vụt trong đêm. Chính vì vậy, chỉ nửa tiếng sau tôi đã tới nơi.
Cửa không khóa mà chỉ khép hờ, trong khi đèn đuốc trong nhà tối thui. Tôi nhấn còi inh ỏi nhưng không có ai ra mở cửa. Tôi hoảng quá lấy điện thoại ra gọi. Cả điện thoại của Phúc và Minh đều ò í e. Trời ơi, có chuyện gì vậy? Tôi luống cuống dựng xe, bước nhanh vào nhà.
Minh là bạn thân của vợ chồng tôi. Đúng hơn là ngày xưa, chúng tôi có 3 người. Sau đó thì tôi và Phúc tách nhóm. Minh cũng đi học nước ngoài. 7 năm sau, khi chúng tôi đã nên vợ nên chồng thì Minh về nước. Số phận đưa đẩy, chúng tôi lại cùng về chung một cơ quan. Và Minh là sếp của chồng tôi. 3 người chúng tôi lại “sum họp” như ngày còn đi học. Minh có cô người yêu hồi học ở nước ngoài nhưng khi anh về nước thì tình cảm nhạt dần.
Chúng tôi cưới nhau vậy là đã được gần 10 năm nhưng điều mong mỏi lớn nhất của hai vợ chồng cũng là của hai bên gia đình là một đứa con vẫn chưa thành hiện thực. Bao nhiêu tiền bạc làm ra, chúng tôi đều đổ dồn vào việc điều trị, hết trong nước ra nước ngoài nhưng vẫn không có kết quả. Mẹ tôi bảo: “Thôi thì con cái là của trời cho, có được thì tốt, không thì thôi chớ làm bao nhiêu đổ hết vô bệnh viện thì cực cho tụi con quá”.
Nghe thì đơn giản nhưng thực tế không như vậy. Tuy Phúc không phải là con một nhưng gia đình anh rất coi trọng việc nối dõi tông đường. Mẹ anh từng là cán bộ ở một viện nghiên cứu nhưng quan niệm không hề thông thoáng. Bà bảo, nếu chúng tôi hết tiền thì bà sẽ cho, phải điều trị tới khi nào có con mới được. Năm đó tôi đã 36 tuổi, không biết “sự nghiệp kiếm con” sẽ kéo dài tới bao giờ, trong khi đó, dường như Phúc đã mỏi mệt, không muốn tiếp tục…
Mấy lúc sau này, anh hay nhậu nhẹt; có khi đến ngày bệnh viện hẹn đến làm các thủ thuật nhưng tối hôm trước, anh cũng uống rượu. Chính vì điều này mà vợ chồng cứ hay cắn đắng, nhiều khi tôi cũng buồn nên đi làm thì thôi, về nhà lại chúi mũi vào công việc. Còn anh, nếu không đi nhậu thì ở nhà cũng dán mắt vào máy tính. Trong mắt anh, hình như ngôi nhà của hai vợ chồng chỉ là một chỗ trọ. Vợ chồng cũng ít có dịp trò chuyện hay đi cùng nhau như trước. Đến nỗi nhiều khi tôi nghi ngờ anh có người khác…
Tối hôm đó cũng vậy. Tôi muốn vợ chồng đi ăn với nhau để kỷ niệm ngày cưới. Anh đồng ý nhưng đến chiều thì gọi điện bảo có việc bận đột xuất. Tôi không biết là anh đi nhậu ở nhà Minh. Cho đến khi anh gọi điện với giọng lè nhè…
Tôi vào nhà bật đèn lên thì thấy một cảnh tượng thật là khủng khiếp. Trên bàn thức ăn rơi vãi trộn lẫn với tàn thuốc, dưới sàn nhà lon bia vứt lăn lóc. Minh xỉn như chết đang nằm trên salon. Tôi chạy xuống bếp, vô nhà tắm tìm Phúc nhưng không có ai cả… Tôi lại gọi điện thoại, lại nhận được câu trả lời “ò í e”, lại lo lắng và giận sôi cả người… “Dậy, dậy đi. Nhậu gì mà nhậu dữ vậy?”- tôi lay Minh.
Tôi không thể nào quên anh để tiếp nối cuộc sống của mình một cách bình thường (Ảnh minh họa)
Thế nhưng không có ai ở nhà.
Sáng hôm sau Phúc về sớm. Quần áo anh nhàu nhĩ, bộ mặt anh cũng nhàu nhĩ như vậy. Tôi cố nén giận hỏi: “Sao anh gọi em lên rước rồi bỏ đi đâu mất vậy? Có chuyện gì mà ép anh Minh nhậu xỉn dữ vậy? Tối qua anh ở đâu?”. Phúc gởi áo vứt lên ghế: “Cũng định đợi em lên rước nhưng chờ lâu quá, mấy đứa lại kéo đi…”. Trời ơi, tôi đã phóng như đua xe trong đêm tối mà anh vẫn bảo là chậm? Anh còn muốn gì nữa?
Nhưng Phúc chỉ nói vậy rồi đi tắm. Tôi chụp lấy cái áo trên thành ghế săm soi. Mùi nước hoa, mùi son phấn và cả mấy vết đo đỏ trên vai, trên ngực áo khiến tôi nổi điên. Tôi rút phăng cái kéo, cắt nát chiếc áo mà vẫn chưa hả giận… Tôi lao vào phòng ngủ lấy bức ảnh hai vợ chồng lồng trong khung kính đập tan tành… Hai tháng sau, chúng tôi ly hôn.
Từ tòa án, anh về nhà gom góp đồ đạc. Thứ nào chưa mang đi được thì anh cất vô tủ khóa lại. Xong đâu đó, anh bảo tôi: “Anh về bên nhà ba mẹ, em cứ ở đây, đừng dọn đi đâu hết… Có thể một ngày nào đó, anh nhớ em và muốn ghé thăm…”. Tôi nghe sống mũi mình cay cay. Lý do chúng tôi ly hôn trong đơn là tính tình không hợp nhưng khi ra tòa, anh lại thừa nhận là mình đã có người đàn bà khác và muốn giải thoát cho tôi.
Đã vậy thì thôi. Tôi cũng chẳng níu kéo làm gì. Nhưng thật lòng, cứ nghĩ đến việc từ nay tôi phải sống một mình, không còn có anh sớm trưa chiều tối, tôi lại thấy chạnh lòng. Dù sao thì chúng tôi cũng đã từng yêu thương và sống chết vì nhau… “Thôi, anh đi đây”. Phúc xiết nhẹ tay tôi rồi bước nhanh ra cổng. Tôi có cảm giác bàn tay anh lỏng lẻo và không còn ấm áp như xưa… Khi anh quay lưng bước đi, tôi mới giật mình nhận ra anh ốm đi rất nhiều…
Gần một tháng sau, hôm đó là chiều thứ bảy, tôi đang sửa soạn để về bên nhà ba mẹ tôi thì có điện thoại của Minh. Giọng anh rất lạ: “… Em tới ngay đi”. Tôi linh cảm có chuyện chẳng lành nên tức tốc đi ngay.
Đến nơi, tôi thấy mọi người có mặt đông đủ. Ba mẹ, anh em chồng tôi không thiếu một ai. Thấy tôi đến, mọi người dạt ra nhường chỗ. Nằm trên giường bệnh là Phúc. Anh thay đổi đến mức tôi suýt kêu lên vì kinh ngạc. Trong lúc đó thì Minh ghé sát mặt Phúc khẽ gọi: “Mở mắt ra nhìn xem ai nè Phúc. Có nhận ra Diệu Hương không…”.
Đôi mắt đang nhắm nghiền của Phúc he hé mở, môi anh mấp máy. Tôi nắm chặt tay anh, bàn tay anh lạnh giá y như hôm anh từ biệt tôi: “Anh bệnh mà sao không nói với em?...”. Tôi mếu máo chỉ nói được vậy rồi bật khóc.
Anh cầm tay tôi rồi quờ quạng tìm tay Minh, môi mấp máy gì đó không thành tiếng. Rồi bàn tay anh lơi dần… Tôi nghe mẹ anh khóc nấc lên và hiểu rằng anh đã đi rồi…
Khi mở tủ quần áo của anh, tôi tìm thấy một lá thư cất kỹ trong túi áo vest. Anh nói rằng chuyện chúng tôi không có con là lỗi của anh. Trong một lần anh lén tôi đi khám sức khỏe thì phát hiện điều đó. Và bác sĩ còn phát hiện anh bị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối. Anh chỉ có thể sống được 6 tháng… Và trong khoảng thời gian sống còn lại ít ỏi ấy, anh đã cố gắng làm mọi cách để tôi ghét anh…
Anh nghĩ là anh đã thành công nhưng có biết đâu, chính điều đó đã khiến tôi không thể nào quên anh được để tiếp nối cuộc sống của mình một cách bình thường. Mãn tang anh, mẹ chồng tôi bảo: “Nó đã căn dặn như vậy thì con cũng đừng bận tâm làm gì. Mẹ thấy thằng Minh rất tốt...”. Nhưng tôi lắc đầu: “Chuyện đó để sau này tính đi mẹ…”.
Cái “sau này” của tôi không có giới hạn cuối cùng. Vì vậy mà bây giờ tôi rất khó xử khi không biết phải khai sinh cho con thế nào. Cả tôi và Minh khi đến trại trẻ mồ côi nhận bé về thì đều muốn cháu có đủ cha và mẹ trong khai sinh. Thế nhưng người cán bộ hộ tịch cứ đòi giấy đăng ký kết hôn. Mà cái đó thì làm sao tôi có được bây giờ?
Theo Diệu Hương (Người lao động)