Cổ phiếu kém chất lượng không còn nhiều cửa để tồn tại trên thị trường. (Ảnh minh họa)
Sự thanh lọc thầm lặng và quyết liệt đã khiến cổ phiếu kém chất lượng không còn nhiều cửa để tồn tại trên thị trường.
Sự thất vọng ở Hà Nội
Nếu nhìn và giao dịch và tăng trưởng của chứng khoán thì khó mà lạc quan nhưng dưới góc độ sàng lọc thì cho thấy những dấu hiệu tích cực khi những cổ phiếu kém chất lượng đang dần bị loại khỏi sự lựa chọn của nhà đầu tư.
Tính tới chiều ngày 21/3, chỉ số VN-Index đang tăng hơn 5 điểm và tiến tới gần đỉnh ngày 20/02 (494,83 điểm), trong khi đó chỉ số HNX-Index giảm 0,55% xuống gần 61 điểm.
Điểm tích cực trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) còn nằm ở chỗ thanh khoản vọt lên trên 51 triệu đơn vị, trị giá gần 1.300 tỷ đồng, cải thiện rất nhiều so với cùng thời điểm các phiên liền trước.
Điểm tích cực trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) còn nằm ở chỗ thanh khoản vọt lên trên 51 triệu đơn vị, trị giá gần 1.300 tỷ đồng, cải thiện rất nhiều so với cùng thời điểm các phiên liền trước.
Điều đáng buồn của TTCK nằm ở sàn Hà Nội (HNX). Thanh khoản trên sàn này tiếp tục sụt giảm, tính tới 2h chiều chỉ đạt hơn 27 triệu đơn vị, trị giá 225 tỷ đồng, trong đó riêng cổ phiếu SCR đã chiếm tới 5 triệu đơn vị.
Tâm lý thận trọng bao trùm trên sàn HNX với cả khối ngoại cũng không mấy mặn mà tham gia mua bán các cổ phiếu tại đây, kể cả những cổ phiếu lừng danh một thời về cả quy mô lẫn chất lượng.
Nhìn vào diễn biến trên 2 sàn có thể thấy, nếu "soi" vào VN-Index với các cổ phiếu tăng trưởng thì nói thị trường đang uptrend không hề sai. Chỉ số này đang tăng dần trong sự nghi ngờ, khá vững chắc và phụ thuộc vào những cổ phiếu có tính ổn định cao. Nhưng nếu nhìn vào HNX với hàng trăm mã cổ phiếu bé tí teo cùng với những cổ phiếu vốn là trụ cột của thị trường nhưng hiện đang oặt ẹo như PVX, SCR, PVA, FLC... thì chưa thể hình dung thị trường sẽ đi về đâu. Rất ít nhà đầu tư có mối quan tâm lớn tới các cổ phiếu tại đây, họ không muỗn đãi cát để tìm bụi vàng.
Cổ phiếu kém chất lượng không còn nhiều cửa để tồn tại trên thị trường. (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, đa số các đánh giá gần đây đều cho thấy, TTCK hiện hấp dẫn tương đối so với các kênh đầu tư buồn tẻ khác. Dòng tiền tuy ít đi so với các năm trước đây nhưng vẫn còn đó, chưa biết chảy vào đâu và TTCK vẫn là một lựa chọn.
Bên cạnh đó, thị trường gần đây dường như không còn phải đón nhận tin quá xấu trong khi lại có được khá nhiều thông tin hỗ trợ tích cực.
Trong phiên giao dịch liền trước (20/3), TTCK đã phản ứng khá tích cực với thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở hai thành phố lớn Hà Nội và HCM đều giảm trong tháng 3/2013. Chỉ số VN-Index đã bứt phá gần 1,4% lên trên 487 điểm. Khối ngoại tiếp tục mua gom nhiều cổ phiếu lớn.
Các thông tin như lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh về 4%, lãi suất huy động giảm 0,5-1%, lãi suất cho vay cũng đang xu hướng giảm về 9-13%; đề án giải quyết nợ xấu đã được Bộ Chính trị thông qua và sắp công bố; giá vàng giảm; dự trữ ngoại tệ tăng; tỷ giá ổn định... đang là các yếu tố hỗ trợ cho TTCK.
Dòng tiền tìm về giá trị đích thực
Nhận định về TTCK thời điểm hiện tại, một số CTCK vẫn khá thận trọng cho rằng nhà đầu tư nên xét giữ tỷ trọng tiền mặt ở mức cao, nhưng cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng chứng khoán, đặc biệt chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục phục hồi.
Theo đó, dòng tiền trong nước tiếp tục đổ vào nhóm cổ phiếu lớn. Khối ngoại tiếp tục mua mua vào trong những tháng đầu năm mạnh sau khi mua ròng gần 4.600 tỷ đồng cổ phiếu trên sàn trong năm 2012, chưa tính tới hàng loạt thương vụ lớn ngoài sàn. Sự thành công của nhiều quỹ như Mekong Capital, TPG, Red River Holdings... đang khiến nhiều nhà đầu tư lớn nhòm ngó thị trường Việt Nam.
Theo đó, dòng tiền trong nước tiếp tục đổ vào nhóm cổ phiếu lớn. Khối ngoại tiếp tục mua mua vào trong những tháng đầu năm mạnh sau khi mua ròng gần 4.600 tỷ đồng cổ phiếu trên sàn trong năm 2012, chưa tính tới hàng loạt thương vụ lớn ngoài sàn. Sự thành công của nhiều quỹ như Mekong Capital, TPG, Red River Holdings... đang khiến nhiều nhà đầu tư lớn nhòm ngó thị trường Việt Nam.
Đa số các nhận định cho rằng, tâm lý thị trường sẽ không còn e ngại khi chỉ số sàn HOSE vượt 490 điểm. VN-Index bứt phá thành công qua ngưỡng 490 điểm là động lực để thị trường củng cố lại xu hướng tăng trước đó.
Một điểm đáng lưu ý là dòng tiền chủ yếu đổ vào các cổ phiếu lớn, cổ phiếu đầu ngành, cổ phiếu tăng trưởng và sức trụ của nhóm cổ phiếu này rất vững. Hàng loạt các mã VNM, REE, SSI, HAG, CTG, ITA... gần đây tăng mạnh nhờ lực mua tăng lên.
Xu hướng này được thể hiện rõ hơn trong vài phiên giao dịch gần đây khi mà dòng tiền tươi rời bỏ HNX và chảy sang HOSE. Dòng tiền lớn đang đứng ngoài các cổ phiếu lởm, cổ phiếu "móc cống" và di chuyển mạnh mẽ vào các cổ phiếu cơ bản tăng trưởng.
Theo nhiều nhà đầu tư, điểm chết của TTCK đang nằm ở HNX với biểu hiện thanh khoản giảm dần đều và với tốc độ khá mạnh. Theo đó, HNX sẽ không có dòng tiền lớn vào mua lại "giấy vụn", mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp "lỗ lòi kèn". Nhiều nhà tạo lập, CTCK, tự doanh, quỹ lởm... sẽ "ôm bom" và không còn nhiều cơ hội đã thực hiện những cú "đánh lên, đánh xuống", "làm giá", "tạo sóng"... Hiện tượng "ăn xổi ở thì" đang có dấu hiệu được khắc chế.
Xu hướng này được thể hiện rõ hơn trong vài phiên giao dịch gần đây khi mà dòng tiền tươi rời bỏ HNX và chảy sang HOSE. Dòng tiền lớn đang đứng ngoài các cổ phiếu lởm, cổ phiếu "móc cống" và di chuyển mạnh mẽ vào các cổ phiếu cơ bản tăng trưởng.
Theo nhiều nhà đầu tư, điểm chết của TTCK đang nằm ở HNX với biểu hiện thanh khoản giảm dần đều và với tốc độ khá mạnh. Theo đó, HNX sẽ không có dòng tiền lớn vào mua lại "giấy vụn", mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp "lỗ lòi kèn". Nhiều nhà tạo lập, CTCK, tự doanh, quỹ lởm... sẽ "ôm bom" và không còn nhiều cơ hội đã thực hiện những cú "đánh lên, đánh xuống", "làm giá", "tạo sóng"... Hiện tượng "ăn xổi ở thì" đang có dấu hiệu được khắc chế.
Ở chiều ngược lại, mặc dù thanh khoản chung trên thị trường thấp (so với trước đây) nhưng chỉ số VN-Index vẫn đang tăng điểm. Dòng tiền thực sự đã phân hóa sang các cổ phiếu cô đặc, không cần nhiều tiền vẫn tăng.
Có thể thấy, trên TTCK có rất nhiều cổ phiếu hoạt động trong những lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn như BĐS, chứng khoán, ngân hàng... Đây là lực cản lớn khiến thị trường khó tăng điểm nhiều. Hiện tượng đào thải phải tính bằng vài năm. Mặc dù vậy, những thế lực khác như các cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất hàng cơ bản sẽ lên ngôi và rất có thể nhiều cổ phiếu sẽ tăng không thấy đỉnh trong thời gian tới.
Có thể thấy, trên TTCK có rất nhiều cổ phiếu hoạt động trong những lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn như BĐS, chứng khoán, ngân hàng... Đây là lực cản lớn khiến thị trường khó tăng điểm nhiều. Hiện tượng đào thải phải tính bằng vài năm. Mặc dù vậy, những thế lực khác như các cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất hàng cơ bản sẽ lên ngôi và rất có thể nhiều cổ phiếu sẽ tăng không thấy đỉnh trong thời gian tới.
Khả năng đi xuống của thị trường cũng khá thấp do những cổ phiếu lởm, đặc biệt nhóm BĐS đã mất giá 70-80% nên mức độ ảnh hưởng tới thị trường chung có thể sẽ không lớn, kể cả trường hợp thị trường chứng kiến làn sóng giải thể, hủy niêm yết, phá sản...
Theo Tuấn Tú (VEF.VN)