Những lễ hội đẫm máu nhất thế giới


Một con trâu sắp bị chém để hiến tế thần sức mạnh
Một con trâu sắp bị chém để hiến tế thần sức mạnh
Gần đây nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ những lễ hội như chém lợn ở Bắc Ninh, chọi trâu ở Vĩnh Phúc hay đâm trâu ở Huế vì quá bạo lực. Trên thế giới, nhiều lễ hội đẫm máu như lễ hiến tế 250.000 con vật ở Nepal hay hội đấu bò tót ở Tây Ban Nha cũng vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích.
Có tới 500.000 con vật bị đâm, chọc tiết đến chết trong Gadhimai Jatra, lễ hội diễn ra 5 năm một lần ở Nepal, để tôn vinh nữ thần sức mạnh của người Hindu.
Vì nửa triệu con vật cần phải bị giết trong 2 ngày đầu tiên của lễ hội, nên các thợ mổ thịt trong 48 giờ đồng hồ phải hạ hàng nghìn con trâu, lợn, dê, gà, bồ câu và chuột.
Cuối cùng, khu vực diễn ra lễ hiến tế loang đầy máu và phủ đầy xác không đầu của hàng ngàn con vật bị đâm nhiều nhát phải chết từ từ và đau đớn.
Hàng ngày có rất nhiều động vật trên thế giới bị giết hại, nhưng truyền thống hiến tế hàng loạt động vật ở Nepal vẫn bị phản đối nhiều vì việc giết hại bị coi là quá dã man, với số lượng lớn động vật như vậy bị hạ gục trong thời gian quá ngắn. Người ta dùng dao rạch cổ những con vật hiến tế để chúng chết từ từ và đau đớn, trong khi các linh mục tưới máu lên các biểu tượng tôn giáo.
Ở gần đó, hơn 20.000 con trâu bị nhốt vào một sân, sau đó những người đàn ông được giao nhiệm vụ cầm kiếm đâm chém nhiều nhát vào chân con vật cho đến khi chúng gục xuống chết.
 - 1
Địa điểm giết hại hàng loạt con vật để hiến tế ở Nepal
Maneka Gandhi, nữ chính trị gia và nhà hoạt động ở Nepal, cực lực phản đối truyền thống này. Bà cho biết nhiều người dân từ chối chấm dứt lễ hiến tế vì họ sợ điều đó là không tôn trọng nữ thần sức mạnh Gadhimai. Bà Ganhi cũng cho biết đây là cơ hội kiếm tiền của các thầy tu, người cho vay tiền, người bán động vật, nên những nhóm người này không chấp nhận việc xóa bỏ nghi lễ dã man.
Lễ hiến gần đây nhất diễn ra vào năm 2009 thu hút hàng triệu tín đồ tụ tập trên các đường phố gần nơi diễn ra lễ hội. “Đây là truyền thống của chúng tôi. Nếu chúng tôi cầu mong điều gì thì chúng tôi đến đây để dâng đồ hiến tế lên thần sức mạnh, trong vòng 5 năm giấc mơ của chúng tôi sẽ được thực hiện”, Manoj Shah, một lái xe người Nepal, nói. Shah đã tham dự nhiều lễ hiến tế như thế này từ khi lên 6 tuổi.
Trong khi đó, lễ hội đấu bò tót nổi tiếng ở Tây Ban Nha cũng đã bị cấm ở một số nơi.
Đấu bò tót là màn trình diễn truyền thống không chỉ diễn ra ở Tây Ban Nha, mà còn ở Bồ Đào Nha, miền nam Pháp và một vài nước như Mexico, Colombia, Ecuador, Venezuala, Peru và Philippine, trong đó bò tót bị đem ra chọc tức rồi giết như một môn thể thao và giải trí.
Rất nhiều người phản đối kết tội đây là môn thể thao đẫm máu. Bồ Đào Nha đã cấm giết bò ở đấu trường, nên những con bò tót sau khi tham gia được đưa về để giết mổ theo đúng quy trình hoặc được chữa trị và thả ra đồng của người chủ.
Trong nội bộ Hoàng gia Tây Ban Nha vẫn tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều về vấn đề cấm hay không cấm lễ hội này. Nữ hoàng Sophia thẳng thắn thể hiện phản đối đấu bò, nhưng Vua Juan Carlos rất ủng hộ, đôi khi còn chủ trì hội đấu bò. Vua Tây Ban Nha còn tuyên bố: “Ngày EU (Liên minh châu Âu) cấm đấu bò là ngày Tây Ban Nha rời khỏi EU”.
 - 2
Tây Ban Nha đã cấm giết hại bò tót ngay tại đấu trường
Trong số những người ủng hộ đấu bò tót còn có Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy và chính phủ của ông. Ông Rajoy nói rằng truyền thống này là một loại hình văn hóa nghệ thuật, bắt nguồn từ lịch sử lâu đời của Tây Ban Nha. Vì thế, lệnh cấm truyền hình trực tiếp hội đấu bò trên kênh truyền hình nhà nước Tây Ban Nha TVE bị gỡ bỏ sau 6 năm áp dụng. Gần đây nhất, lễ hội đấu bò lại thường được chiếu vào lúc 6h chiều (giờ địa phương) của đài TVE vào tháng 9/2012.
Trước đó, đài TVE ngừng truyền hình trực tiếp đấu bò tót từ tháng 8/2007 – 9/2012 vì cho rằng lễ hội quá bạo lực đối với khán giả trẻ em, và chương trình truyền hình trực tiếp vi phạm luật hạn chế chiếu cảnh bạo lực.
Năm 1991, quần đảo Canary là khu vực tự trị đầu tiên của Tây Ban Nha cấm đấu bò tót và các hoạt động liên quan tới bạo hành động vật, ngoại trừ chọi gà.
Khu vực tự trị Catalonia ở Tây Ban Nha cấm đấu bò từ sau phong trào biểu tình của một nhóm bảo vệ quyền động vật. Chính quyền khu tự trị này thông qua luật cấm đấu bò tót vào tháng 6/2010 và bắt đất có hiệu lực từ năm 2012.
Trúc Quỳnh(khampha.vn)