"Cò" đang gọi điện cho người thân trong KCN liên hệ xin việc
“Cò” tự giới thiệu là có mối quan hệ thân thiết với phòng nhân sự của các công ty. Nếu muốn có việc ngay và lương cao, phải chi một khoản tiền, “cò” sẽ lo cho từ A đến Z...
Muốn làm công nhân, chi 2,5 triệu đồng
Muốn làm công nhân, chi 2,5 triệu đồng
Trước cổng khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), nhiều công ty vẫn dán thông báo tuyển công nhân. Thế nhưng, số người “vác” hồ sơ đến xin việc rồi về không cũng không ít. Chị Trần Thanh Thương (20 tuổi, quê Nghệ An), cho biết: “Tôi dự tuyển vào vị trí công nhân lắp ráp điện tử, nhưng họ đòi tốt nghiệp PTTH, có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo nghề về điện, điện tử viễn thông. Có công ty còn đòi hỏi kinh nghiệm 1 năm. Những thứ ấy chúng tôi không có”.
"Cò" đang gọi điện cho người thân trong KCN liên hệ xin việc
Chị Lê Thanh (28 tuổi, quê Phú Thọ) lại bị loại vì có... bằng đại học. Theo chị Thanh, có bằng đại học phải xin việc vào vị trí nhân viên, không được xin vị trí công nhân. Nhưng hiện tại, công ty chưa cần tuyển nhân viên.
Trong khi chúng tôi đang mải câu chuyện, một người trong nhóm xe ôm ngồi quán nước hô lớn: “Đi xin việc à các chàng trai, cô gái. Muốn xin được việc nhanh vào đây anh chỉ cách”. Tay xe ôm tên Giáp chừng hơn tuổi 30, quê ở Nghệ An nói: “Giờ các công ty đang làm ăn khó khăn, ít việc nên tìm việc khó lắm. Anh có bà chị làm trưởng phòng nhân sự ở một công ty trong khu công nghiệp, quen biết rộng. Muốn xin việc được nhanh và lương cao phải bỏ ra một khoản “chè thuốc” anh nhận làm người nhà rồi hỏi bà chị cho”.
Tay “cò” cho biết, công nhân ở công ty Canon, nếu làm ca lương tháng gần 4 triệu đồng, làm kíp (12h/ngày) hơn 5 triệu đồng. Muốn có việc nhanh phải mất khoản “ngoại giao” 2,5 triệu đồng. “Từ hôm qua đến giờ anh giúp cho chục người vào làm rồi, các em quyết định nhanh kẻo hết chỗ”.
Tôi nhẩm tính, chưa biết có xin được việc hay không, lương lậu thực hư thế nào mà đã mất đứt 2,5 triệu đồng. Đối với những người chưa có việc làm, số tiền đó không hề nhỏ. Lấy lý do không mang đủ tiền, tôi hẹn “cò” khi khác. Tay xe ôm gật đầu và trao đổi với chúng tôi số điện thoại để khi có tiền thì gọi ngay cho anh ta.
Trong khi chúng tôi đang mải câu chuyện, một người trong nhóm xe ôm ngồi quán nước hô lớn: “Đi xin việc à các chàng trai, cô gái. Muốn xin được việc nhanh vào đây anh chỉ cách”. Tay xe ôm tên Giáp chừng hơn tuổi 30, quê ở Nghệ An nói: “Giờ các công ty đang làm ăn khó khăn, ít việc nên tìm việc khó lắm. Anh có bà chị làm trưởng phòng nhân sự ở một công ty trong khu công nghiệp, quen biết rộng. Muốn xin việc được nhanh và lương cao phải bỏ ra một khoản “chè thuốc” anh nhận làm người nhà rồi hỏi bà chị cho”.
Tay “cò” cho biết, công nhân ở công ty Canon, nếu làm ca lương tháng gần 4 triệu đồng, làm kíp (12h/ngày) hơn 5 triệu đồng. Muốn có việc nhanh phải mất khoản “ngoại giao” 2,5 triệu đồng. “Từ hôm qua đến giờ anh giúp cho chục người vào làm rồi, các em quyết định nhanh kẻo hết chỗ”.
Tôi nhẩm tính, chưa biết có xin được việc hay không, lương lậu thực hư thế nào mà đã mất đứt 2,5 triệu đồng. Đối với những người chưa có việc làm, số tiền đó không hề nhỏ. Lấy lý do không mang đủ tiền, tôi hẹn “cò” khi khác. Tay xe ôm gật đầu và trao đổi với chúng tôi số điện thoại để khi có tiền thì gọi ngay cho anh ta.
Những quảng cáo kiểu này xuất hiện nhan nhản quanh KCN Thăng Long
Chiêu bẩn của “cò”
Nguyễn Thị Nguyệt, 21 tuổi, quê Lạng Sơn sắp xếp lại chút đồ đạc ít ỏi cho vào vali, mặt buồn rười rượi. Nguyệt đến khu công nghiệp này được gần 10 ngày, nhưng việc chưa xin được mà tiền mất sạch cho bọn "cò" lừa đảo.
Nguyệt kể, cả tuần qua loay hoay chưa tìm được việc thì có người đi xe máy đến bắt chuyện, hứa xin việc cho. “Cò” này tên Hưng, bảo Nguyệt đóng tiền cọc trước 2 triệu, khi xin được việc trả nốt 500 nghìn đồng nữa. Nghe bùi tai, Nguyệt đưa trước “hồ sơ” cho “cò”. Qua hai ngày, Nguyệt quay lại gặp thì được trả lời công ty đang sắp xếp, phải đợi. Gặp lần thứ hai, “cò” Hưng nổi khùng cãi bay rằng chưa từng gặp Nguyệt. Bị lừa trắng trợn, nhưng Nguyệt ngậm ngùi ra về vì sợ.
Trở lại quán nước cổng khu công nghiệp, qua 1 ngày, chúng tôi theo dõi thấy có thêm 4 người trở thành nạn nhân của “cò Hưng”. Sau khi nhận tiền của 4 người thì số điện thoại của “cò” này không liên lạc được nữa.
Quay lại gặp cò “Giáp”, chúng tôi thỏa thuận bớt giá từ 2,5 triệu đồng xuống còn 1 triệu. Tay “cò” lấy điện thoại gọi. Chúng tôi thấy có vẻ đúng là Giáp nói chuyện với một người làm phòng nhân sự trong khu công nghiệp. Sau đó, Giáp cho biết, đã có nơi nhận chúng tôi, nhưng phải mang đủ 1 triệu rưỡi sẽ dẫn đi gặp người tuyển dụng. Chúng tôi xin phép về nhà vay tiền, Giáp cho số điện thoại để khi có đủ tiền gọi. Số điện thoại lần này khác số Giáp cho lần trước.
Lý giải nguyên nhân về việc phải tìm đến “cò”, các nạn nhân cho rằng do thủ tục xin đi làm công nhân còn nhiêu khê, rườm rà. Đôi khi có những đòi hỏi thái quá như: bằng cấp, kinh nghiệm, giấy tờ thủ tục... khiến lao động khó tìm được việc trong khi doanh nghiệp vẫn cần người. Bên cạnh đó, theo tố cáo của một số nạn nhân, một bộ phận tuyển dụng viên cố ý làm khó người xin việc, tạo điều kiện cho “cò” kiếm chác.
Nhiều người sau khi mất tiền cho cò cũng tự mình xin được việc. “Vào làm việc rồi mới thấy công ty đang thiếu người trầm trọng, vậy mà khi tôi mới đến nghe “cò” thêu dệt đủ mọi khó khăn, do tin theo nên bị lừa”, chị Thu Ngân, công nhân nhân nhà máy Nicsay chia sẻ.
Giấy khám sức khỏe đóng dấu sẵn
Nguyễn Thị Nguyệt, 21 tuổi, quê Lạng Sơn sắp xếp lại chút đồ đạc ít ỏi cho vào vali, mặt buồn rười rượi. Nguyệt đến khu công nghiệp này được gần 10 ngày, nhưng việc chưa xin được mà tiền mất sạch cho bọn "cò" lừa đảo.
Nguyệt kể, cả tuần qua loay hoay chưa tìm được việc thì có người đi xe máy đến bắt chuyện, hứa xin việc cho. “Cò” này tên Hưng, bảo Nguyệt đóng tiền cọc trước 2 triệu, khi xin được việc trả nốt 500 nghìn đồng nữa. Nghe bùi tai, Nguyệt đưa trước “hồ sơ” cho “cò”. Qua hai ngày, Nguyệt quay lại gặp thì được trả lời công ty đang sắp xếp, phải đợi. Gặp lần thứ hai, “cò” Hưng nổi khùng cãi bay rằng chưa từng gặp Nguyệt. Bị lừa trắng trợn, nhưng Nguyệt ngậm ngùi ra về vì sợ.
Trở lại quán nước cổng khu công nghiệp, qua 1 ngày, chúng tôi theo dõi thấy có thêm 4 người trở thành nạn nhân của “cò Hưng”. Sau khi nhận tiền của 4 người thì số điện thoại của “cò” này không liên lạc được nữa.
Quay lại gặp cò “Giáp”, chúng tôi thỏa thuận bớt giá từ 2,5 triệu đồng xuống còn 1 triệu. Tay “cò” lấy điện thoại gọi. Chúng tôi thấy có vẻ đúng là Giáp nói chuyện với một người làm phòng nhân sự trong khu công nghiệp. Sau đó, Giáp cho biết, đã có nơi nhận chúng tôi, nhưng phải mang đủ 1 triệu rưỡi sẽ dẫn đi gặp người tuyển dụng. Chúng tôi xin phép về nhà vay tiền, Giáp cho số điện thoại để khi có đủ tiền gọi. Số điện thoại lần này khác số Giáp cho lần trước.
Lý giải nguyên nhân về việc phải tìm đến “cò”, các nạn nhân cho rằng do thủ tục xin đi làm công nhân còn nhiêu khê, rườm rà. Đôi khi có những đòi hỏi thái quá như: bằng cấp, kinh nghiệm, giấy tờ thủ tục... khiến lao động khó tìm được việc trong khi doanh nghiệp vẫn cần người. Bên cạnh đó, theo tố cáo của một số nạn nhân, một bộ phận tuyển dụng viên cố ý làm khó người xin việc, tạo điều kiện cho “cò” kiếm chác.
Nhiều người sau khi mất tiền cho cò cũng tự mình xin được việc. “Vào làm việc rồi mới thấy công ty đang thiếu người trầm trọng, vậy mà khi tôi mới đến nghe “cò” thêu dệt đủ mọi khó khăn, do tin theo nên bị lừa”, chị Thu Ngân, công nhân nhân nhà máy Nicsay chia sẻ.
Giấy khám sức khỏe đóng dấu sẵn
Chỉ cần bỏ ra 60 nghìn đồng sẽ được tờ giấy khám sức khỏe có sẵn dấu đỏ
Quanh khu công nghiệp Thăng Long, tờ rơi, quảng cáo rao bán giấy khám sức khỏe nhan nhản trên tường. Một “cò” bán trà đá tên Thảo tầm tuổi 35 quê ở Vĩnh Phúc thấy chúng tôi chăm chú đọc bản quảng cáo trên tường liền ra bắt chuyện: “Các em có giấy khám sức khỏe chưa? Lúc nào cần hỏi chị nhé, chị có chỗ làm nhanh lắm”.
Chúng tôi bảo cần gấp. “Cò Thảo” ra giá: “Giấy khám sức khỏe xin việc công nhân giá 60 nghìn đồng, có ngay”. Nói rồi chị ta chạy vào trong lều lấy ra một giấy khám sức khỏe có dấu đỏ của bệnh viện Đa Khoa huyện Mê Linh, “khách hàng” chỉ việc tự điền vào.
Thảo cho biết, một ngày chị ta bán được tầm 15 giấy khám sức khỏe như vậy, mỗi giấy lãi 20 nghìn đồng. Chúng tôi ngỏ ý sẽ mua thêm vài trăm tờ để “lo” cho loạt công nhân mới tuyển vào, Thảo hứa, nếu mua nhiều sẽ bớt cho 10 nghìn/tờ.
Thảo cho biết, một ngày chị ta bán được tầm 15 giấy khám sức khỏe như vậy, mỗi giấy lãi 20 nghìn đồng. Chúng tôi ngỏ ý sẽ mua thêm vài trăm tờ để “lo” cho loạt công nhân mới tuyển vào, Thảo hứa, nếu mua nhiều sẽ bớt cho 10 nghìn/tờ.
Trao đổi với PV về việc “cò” lộng hành, tình trạng dán hoặc vẽ quảng cáo bán giấy khám sức khỏe đầy tường gần cổng khu công nghiệp, ông Phan Văn Biên, Chủ tịch xã Kim Chung cho biết: Xã Kim Chung là một trong 10 địa phương được chọn thực hiện thí điểm chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh trật tự. Do vậy, mọi thông tin về an ninh xã hội xã chưa thể trả lời, mời PV lên hỏi Thành phố. Theo những nạn nhân từng bị lừa, người lao động khi tới khu công nghiệp tốt nhất nên tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin và yêu cầu của doanh nghiệp, luôn đề cao cảnh giác, không tin vào những người không quen biết. |
Dương Tùng - Văn Đức