Phó Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Hồ Trọng Ngũ
Cho rằng tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, với tính chất côn đồ hơn nhưng cũng ngày càng nhờn luật hơn vì chỉ bị xử nhẹ, Phó Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Hồ Trọng Ngũ đề xuất hạ tuổi thành niên từ 18 xuống 16 để có thể áp dụng chế tài xử lý phù hợp.
Thảo luận tại hội trường về công tác phòng chống tội phạm sáng 1/11, các ĐBQH lưu tâm đến đối tượng tội phạm vị thành niên và xu hướng "trẻ hóa” tội phạm.
Nói như ông Hồ Trọng Ngũ, đáng lo ngại là tội phạm chưa thành niên rất phức tạp, với đủ hết, từ cướp, giết, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, xâm phạm an toàn công cộng, các tội phạm về kinh tế, công nghệ cao, ma túy cho đến chống người thi hành công vụ.
Nói như ông Hồ Trọng Ngũ, đáng lo ngại là tội phạm chưa thành niên rất phức tạp, với đủ hết, từ cướp, giết, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, xâm phạm an toàn công cộng, các tội phạm về kinh tế, công nghệ cao, ma túy cho đến chống người thi hành công vụ.
Phó Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Hồ Trọng Ngũ
Hơn 65% vụ phạm pháp của người chưa thành niên có sử dụng vũ khí nóng hoặc hung khí, “diễn biến đang rất xấu, với phương thức, thủ đoạn hết sức nguy hiểm, tinh vi, nhiều vụ rất dã man và mất hết tính người”.
Theo ông Ngũ, đáng quan ngại là các vụ việc nguy hiểm như vậy chỉ được xử ở mức độ vừa phải, gây ra tâm lý coi thường pháp luật.
“Quần chúng nhân dân rất bức xúc, cử tri rất gay gắt cho rằng Nhà nước quá nương nhẹ, dư luận cho rằng lương tri đang bị thách thức. Ngay cả khi được đại biểu QH giải thích theo những quy định hiện hành nhiều cử tri phản ứng lại rằng hình phạt của chúng ta theo bộ luật Hình sự hiện hành là hữu khuynh và đang tạo điều kiện cho người chưa thành niên phạm tội”, ông Ngũ cho hay.
Nhiều đại biểu đề nghị tăng nặng hình phạt đối với người chưa thành niên, thậm chí có đề nghị áp dụng cả hình phạt tử hình.
ĐBQH Hồ Trọng Ngũ phân tích về nguyên tắc thì không thể áp dụng hình phạt nặng hơn so với quy định của bộ luật Hình sự cũng như không nên sửa theo hướng tăng nặng hình phạt bởi trái với những cam kết quốc tế về bảo vệ người chưa thành niên.
Ông Ngũ giải thích, Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Quy tắc Bắc Kinh về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên đều nêu rõ, người chưa thành niên có thể bị xét xử vì phạm pháp nhưng theo phương thức khác với xét xử người lớn.
Theo ông Ngũ, đáng quan ngại là các vụ việc nguy hiểm như vậy chỉ được xử ở mức độ vừa phải, gây ra tâm lý coi thường pháp luật.
“Quần chúng nhân dân rất bức xúc, cử tri rất gay gắt cho rằng Nhà nước quá nương nhẹ, dư luận cho rằng lương tri đang bị thách thức. Ngay cả khi được đại biểu QH giải thích theo những quy định hiện hành nhiều cử tri phản ứng lại rằng hình phạt của chúng ta theo bộ luật Hình sự hiện hành là hữu khuynh và đang tạo điều kiện cho người chưa thành niên phạm tội”, ông Ngũ cho hay.
Nhiều đại biểu đề nghị tăng nặng hình phạt đối với người chưa thành niên, thậm chí có đề nghị áp dụng cả hình phạt tử hình.
ĐBQH Hồ Trọng Ngũ phân tích về nguyên tắc thì không thể áp dụng hình phạt nặng hơn so với quy định của bộ luật Hình sự cũng như không nên sửa theo hướng tăng nặng hình phạt bởi trái với những cam kết quốc tế về bảo vệ người chưa thành niên.
Ông Ngũ giải thích, Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Quy tắc Bắc Kinh về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên đều nêu rõ, người chưa thành niên có thể bị xét xử vì phạm pháp nhưng theo phương thức khác với xét xử người lớn.
Do đó, ông Ngũ cho rằng, có thể xác định lại tuổi thành niên cho hợp lý.
Về mặt pháp lý, Công ước về quyền trẻ em cho dù xác định trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, nhưng cũng ghi rõ trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với các em có quy định tuổi thành niên sớm hơn.
Vị Phó Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh chỉ ra, thực tế nhiều quốc gia đã quy định tuổi thành niên từ đủ 16 như một số nước Nam Mỹ. Pháp luật hình sự nhiều nước buộc công dân của họ phải chịu trách nhiệm từ 12 tuổi và 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Cũng theo ông Ngũ, giới trẻ đã thay đổi nhiều. Cách quản lý, kìm kẹp, khuôn mẫu, cứng nhắc đã kìm nén làm phát sinh tâm lý muốn bứt phá, giải phóng, tự do hành động, thể hiện mình. Trong khi đó, cơ chế thị trường làm thay đổi nhận thức và bị tác động bởi những giá trị vật chất.
Thêm vào đó là những khuyết tật của quản lý văn hóa, truyền thông.
Bên cạnh những thành công, có một bộ phận các em bằng mọi giá để làm giàu, nên trộm cắp, cướp giật, mua bán ma túy, giết người, cướp của gia tăng.
Ông Ngũ đề xuất: “Thừa nhận 16 tuổi là người thành niên để các em có nhiều quyền năng, hành động và tham gia thực sự giải quyết các quan hệ xã hội. Tuổi vị thành niên là từ 12 đến 14”.
Như vậy, hành lang pháp lý cũng sẽ thay đổi. Các quy định áp dụng cho những người từ 16 đến 18 tuổi sẽ áp dụng cho các em từ đủ 14 đến 16 tuổi.
Nhiều ĐBQH cũng lên tiếng phân tích tình trạng phức tạp của tội phạm vị thành niên. Bất cập lớn nhất là không thể xử nặng đối tượng này, dẫn đến nhờn luật.
Về mặt pháp lý, Công ước về quyền trẻ em cho dù xác định trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, nhưng cũng ghi rõ trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với các em có quy định tuổi thành niên sớm hơn.
Vị Phó Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh chỉ ra, thực tế nhiều quốc gia đã quy định tuổi thành niên từ đủ 16 như một số nước Nam Mỹ. Pháp luật hình sự nhiều nước buộc công dân của họ phải chịu trách nhiệm từ 12 tuổi và 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Cũng theo ông Ngũ, giới trẻ đã thay đổi nhiều. Cách quản lý, kìm kẹp, khuôn mẫu, cứng nhắc đã kìm nén làm phát sinh tâm lý muốn bứt phá, giải phóng, tự do hành động, thể hiện mình. Trong khi đó, cơ chế thị trường làm thay đổi nhận thức và bị tác động bởi những giá trị vật chất.
Thêm vào đó là những khuyết tật của quản lý văn hóa, truyền thông.
Bên cạnh những thành công, có một bộ phận các em bằng mọi giá để làm giàu, nên trộm cắp, cướp giật, mua bán ma túy, giết người, cướp của gia tăng.
Ông Ngũ đề xuất: “Thừa nhận 16 tuổi là người thành niên để các em có nhiều quyền năng, hành động và tham gia thực sự giải quyết các quan hệ xã hội. Tuổi vị thành niên là từ 12 đến 14”.
Như vậy, hành lang pháp lý cũng sẽ thay đổi. Các quy định áp dụng cho những người từ 16 đến 18 tuổi sẽ áp dụng cho các em từ đủ 14 đến 16 tuổi.
Nhiều ĐBQH cũng lên tiếng phân tích tình trạng phức tạp của tội phạm vị thành niên. Bất cập lớn nhất là không thể xử nặng đối tượng này, dẫn đến nhờn luật.
ĐB Bạch Thị Hương Thủy
Chẳng hạn, theo ĐB Bạch Thị Hương Thủy (Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình), phổ biến nhất là loại tội phạm trong lĩnh vực công nghệ. Điển hình là các vụ chat làm quen qua mạng rồi các đối tượng dụ dỗ, hẹn hò một số em gái vị thành niên để thực hiện các hành vi hãm hiếp, cướp, giết. Sự xuống cấp về giá trị như thế này cần được báo động khẩn cấp và sớm tìm giải pháp.
ĐB Lưu Thị Huyền (Ninh Bình) cũng cảnh báo tình trạng tội phạm trẻ hóa, với tính chất ngày càng côn đồ, man rợ và đề nghị phải có giải pháp ngăn ngừa sớm.
Phiên thảo luận về tình hình tội phạm sẽ tiếp tục sáng 2/11.
ĐB Lưu Thị Huyền (Ninh Bình) cũng cảnh báo tình trạng tội phạm trẻ hóa, với tính chất ngày càng côn đồ, man rợ và đề nghị phải có giải pháp ngăn ngừa sớm.
Phiên thảo luận về tình hình tội phạm sẽ tiếp tục sáng 2/11.
Hàng năm có 16.000-18.000 trẻ em chưa thành niên phạm tội, chiếm 15-18% tội phạm. Trong 5 năm (2007-2012), đã điều tra hơn 49.000 vụ phạm pháp hình sự với gần 76.000 đối tượng người chưa thành niên phạm pháp. (Ông Hồ Trọng Ngũ trích báo cáo Chính phủ). |
Theo Lê Nhung - Minh Thăng (Vietnamnet)