Gia đình nghệ sĩ Thanh Nga
Cho dù kẻ ác đã phải đền tội, vụ án đã được sáng tỏ song không vì thế mà hậu quả của nó có thể bù đắp được. Bà bầu Thơ, mẹ của nghệ sĩ Thanh Nga sau cái chết của con gái, đầu đã bạc trắng! Nhưng đau đớn thay, người gánh chịu hậu quả khủng khiếp nhất, không nỗi đau nào trên cõi nhân gian này sánh nổi lại là đứa bé 5 tuổi…
“Bé” Cúc Cu nay đã 39 tuổi, là nghệ sĩ hài có tên tuổi Hà Linh nhớ lại trong nước mắt: “Hai kẻ lạ xông vào xe. Tôi sợ quá, ôm chặt lấy mẹ. Tiếng quát tháo của 2 gã đàn ông càng làm tôi sợ hãi. Bỗng một luồng ánh sáng lóe lên cùng tiếng nổ đinh tai, bố tôi ngồi trước, ngã gục.
Tôi sợ quá, khóc và kêu “Bố ơi, bố ơi…”. Một gã đàn ông kéo giật tôi ra, mẹ tôi ôm chặt lấy tôi, tôi cũng bám chặt lấy mẹ. Một phát súng nữa nổ vang và ánh sáng nữa lóe lên, máu mẹ tôi ướt đẫm người tôi. Tôi khóc thét lên…”.
Thật là đáng ngại khi khơi dậy nỗi đau xé lòng như vậy với Hà Linh, dù nó đã xảy ra ngót 34 năm. Ngồi với Hà Linh trong khuôn viên nhà hát kịch 5B, Võ Văn Tần, trông anh gầy và trẻ hơn trên sấn khấu.
Tôi sợ quá, khóc và kêu “Bố ơi, bố ơi…”. Một gã đàn ông kéo giật tôi ra, mẹ tôi ôm chặt lấy tôi, tôi cũng bám chặt lấy mẹ. Một phát súng nữa nổ vang và ánh sáng nữa lóe lên, máu mẹ tôi ướt đẫm người tôi. Tôi khóc thét lên…”.
Thật là đáng ngại khi khơi dậy nỗi đau xé lòng như vậy với Hà Linh, dù nó đã xảy ra ngót 34 năm. Ngồi với Hà Linh trong khuôn viên nhà hát kịch 5B, Võ Văn Tần, trông anh gầy và trẻ hơn trên sấn khấu.
Gia đình nghệ sĩ Thanh Nga. Trong ảnh, bé Cúc Cu trong vòng tay mẹ
Gương mặt đượm buồn chứ không vui, lạc quan yêu đời như trên sân khấu. Mặc dù xung quanh có nhiều nghệ sĩ khác đang chuẩn bị vào buổi tập, nước mắt Hà Linh vẫn ứa ra làm nhòe kính, mắt đỏ hoe.
Anh lấy kính ra lau, nghẹn ngào: “Không thể nào quên được. Ký ức về cái đêm đó khủng khiếp lắm”.
Tôi phải nén chặt môi, dừng lại, nhìn ra nơi khác để trấn tĩnh lòng mình, tôi sợ rằng, nước mắt mình cũng sẽ rơi theo. Chưa có cuộc phỏng vấn nào tôi thực hiện trong đời mà nặng nề, khó nhọc, đầy dằn vặt như cuộc phỏng vấn Hà Linh…
Hà Linh kể tiếp: “Nhiều lần em nằm mơ thấy bố mẹ hãy còn sống. Tỉnh dậy, em cứ muốn trở lại giấc mơ đó mà không được. Cách đây không lâu, em mơ thấy bố mẹ dẫn đi ra phố, đi một lúc em bị lạc bố mẹ, em hoảng hốt chạy đi tìm. Tìm mãi không được. Vừa khóc vừa chạy gọi bố mẹ mà không thấy. Tỉnh dậy nước mắt ướt đầm…”.
Tôi đã có cuộc trò chuyện thân tình với Hà Linh.
- Sau cái đêm hôm ấy, Hà Linh về sống với ai? Hà Linh còn nhớ những ngày đầu sống không còn bố mẹ không?
Nhớ chứ anh! Ngoại em đưa về nuôi. Em còn nhớ đêm đầu tiên, ngoại pha sữa cho em uống, nhưng em uống không nổi. Em thèm sữa của mẹ thường pha cho em. Ngoại dỗ dành, em vẫn không uống được. Em nhớ lúc ấy ngoại ôm em chặt lắm…
Thời gian đó, em biết rằng, từ nay trở đi em không được ngủ chung với bố mẹ nữa. Không được trong vòng tay của bố, của mẹ. Không được mẹ pha sữa cho uống nữa. Không ai có thể pha được bình sữa như của mẹ pha…
- Những ngày tháng tiếp theo, Hà Linh sống với ngoại thế nào?
Em cứ nằm dài trên giường, nhắm mắt lại là thấy hình ảnh cái đêm khủng khiếp ấy. Nhiều khi không dám nhắm mắt.
Có đêm nhắm mắt lại, cái đêm ấy lại hiện về, em lại giật mình vì tiếng nổ và ánh sáng lóe lên, ba em gục xuống, mẹ em ngã ra sau, bàn tay ôm em buông ra.
Em sợ lắm. Em ngủ ít, bị bệnh gì em không nhớ, chỉ nhớ là ngoại nhiều lần đưa em vào nằm trong bệnh viện, bệnh vẫn không hết. Em yếu lắm, đi không được, phải có người lớn ẵm em đi. Hết bệnh viện này tới bệnh viện khác, vẫn không hết bệnh.
Rồi một hôm, ngoại đưa em vào chùa. Sư ông tên Thích Tự Bạch tụng kinh, đắp cà sa lên người em. Từ đó, em quy y với pháp danh Giác Lâm.
Anh lấy kính ra lau, nghẹn ngào: “Không thể nào quên được. Ký ức về cái đêm đó khủng khiếp lắm”.
Tôi phải nén chặt môi, dừng lại, nhìn ra nơi khác để trấn tĩnh lòng mình, tôi sợ rằng, nước mắt mình cũng sẽ rơi theo. Chưa có cuộc phỏng vấn nào tôi thực hiện trong đời mà nặng nề, khó nhọc, đầy dằn vặt như cuộc phỏng vấn Hà Linh…
Hà Linh kể tiếp: “Nhiều lần em nằm mơ thấy bố mẹ hãy còn sống. Tỉnh dậy, em cứ muốn trở lại giấc mơ đó mà không được. Cách đây không lâu, em mơ thấy bố mẹ dẫn đi ra phố, đi một lúc em bị lạc bố mẹ, em hoảng hốt chạy đi tìm. Tìm mãi không được. Vừa khóc vừa chạy gọi bố mẹ mà không thấy. Tỉnh dậy nước mắt ướt đầm…”.
Tôi đã có cuộc trò chuyện thân tình với Hà Linh.
- Sau cái đêm hôm ấy, Hà Linh về sống với ai? Hà Linh còn nhớ những ngày đầu sống không còn bố mẹ không?
Nhớ chứ anh! Ngoại em đưa về nuôi. Em còn nhớ đêm đầu tiên, ngoại pha sữa cho em uống, nhưng em uống không nổi. Em thèm sữa của mẹ thường pha cho em. Ngoại dỗ dành, em vẫn không uống được. Em nhớ lúc ấy ngoại ôm em chặt lắm…
Thời gian đó, em biết rằng, từ nay trở đi em không được ngủ chung với bố mẹ nữa. Không được trong vòng tay của bố, của mẹ. Không được mẹ pha sữa cho uống nữa. Không ai có thể pha được bình sữa như của mẹ pha…
- Những ngày tháng tiếp theo, Hà Linh sống với ngoại thế nào?
Em cứ nằm dài trên giường, nhắm mắt lại là thấy hình ảnh cái đêm khủng khiếp ấy. Nhiều khi không dám nhắm mắt.
Có đêm nhắm mắt lại, cái đêm ấy lại hiện về, em lại giật mình vì tiếng nổ và ánh sáng lóe lên, ba em gục xuống, mẹ em ngã ra sau, bàn tay ôm em buông ra.
Em sợ lắm. Em ngủ ít, bị bệnh gì em không nhớ, chỉ nhớ là ngoại nhiều lần đưa em vào nằm trong bệnh viện, bệnh vẫn không hết. Em yếu lắm, đi không được, phải có người lớn ẵm em đi. Hết bệnh viện này tới bệnh viện khác, vẫn không hết bệnh.
Rồi một hôm, ngoại đưa em vào chùa. Sư ông tên Thích Tự Bạch tụng kinh, đắp cà sa lên người em. Từ đó, em quy y với pháp danh Giác Lâm.
Nghệ sĩ Hà Linh xúc động kể lại ký ức tuổi thơ đầy biến động
- Nhiều bài báo viết rằng, Hà Linh thay đổi rất nhiều sau khi không còn bố mẹ? Cụ thể là như thế nào?
Lúc bố mẹ còn sống, dù mới 5 tuổi nhưng em đã biết rằng, mẹ em rất nổi tiếng, em thường hay đòi hỏi theo ý mình, rất hay quậy phá. Nhưng mẹ em nghiêm lắm, biết em đòi hỏi quá đáng là mẹ phạt ngay, bắt đứng vào tường.
Dù vậy, em vẫn biết bố mẹ thương em lắm. Lúc đi diễn, mẹ mang em theo bắt em ngồi ở cánh gà sân khấu. Mẹ đang diễn mà nhìn vào không thấy em là mẹ chạy ra tìm em.
Sau này em mới biết là trước đó To Ro con của nghệ sĩ Kim Cương bị bắt cóc nên mẹ sợ em cũng bị bắt, mẹ lo cho em lắm. Làm gì, lúc nào cũng phải thấy em mẹ mới yên tâm.
Sau khi mẹ mất, người lớn đưa em quyển nhật ký của mẹ. Trong đó có đoạn mẹ viết cho em như sau: “Mẹ viết để sau này bé Linh biết về mình lúc còn trong bụng mẹ đến lúc chào đời. Bé không khóc lúc lọt lòng mẹ… Bé biết cười rất sớm. Đặc biệt, bé ưa la hét và biết hôn rất tình tứ lúc mới 5 – 6 tháng tuổi, giỏi không?”.
- Linh có gặp lại nhà nhiếp ảnh bị Cúc Cu nói là “Chú này xạo quá, bắn bố mẹ cháu rồi còn đến đây” nữa không?
Không anh ạ! Kể cả chú Các là người bảo vệ của đoàn hát được bà ngoại giao đi theo bảo vệ mẹ, có mặt trong đêm bố mẹ em bị giết, em cũng không gặp lại. Không biết nay họ ra sao rồi.
- Bên nội của Hà Linh có còn ai không? Có ai tìm đến thăm Linh không?
Cũng không anh ạ. Hồi trước, em có nghe nói bà nội còn sống, ở Hà Nội, nhưng em chưa gặp bao giờ và cũng chưa về thăm quê nội bao giờ cả. Chú bác gì đó cũng không. Nói chung, em hoàn toàn mất liện lạc với bên nội. Em chỉ sống gần và biết bên ngoại thôi.
- Căn nhà của bố mẹ Linh ở trên đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Bùi Thị Xuân) và chiếc xe Volkswagen nay có còn không?
Căn nhà đó nằm trong cụm 3 căn nhà của bên nội em do người bác đứng tên. Người bác sau đó đi vượt biên nên 3 căn này bị Nhà nước quản lý. Em nghe kể lại, ngoại có đưa em về sống trong căn nhà đó một thời gian nữa rồi em ở luôn bên ngoại. Còn chiếc xe em không biết đi đâu, về đâu…
- Những ngày tháng sống cùng bà ngoại, Linh học hành thế nào? Nghe kể lại rằng giai đoạn đó Linh bị trầm cảm…
Em được ngoại và các cậu, dì nuôi cho đến trường học. Em ít nói, ít chơi với ai. Có gì buồn em chịu một mình, không thổ lộ với ai. Vì em biết rằng, mình là đứa trẻ không còn bố mẹ nữa.
Năm 1988, bà ngoại mất. Em thêm một lần đau buồn nữa. Vì ngoại là người gần gũi, chăm sóc em nhiều. Nhiều chuyện trước đây em nói với ngoại, nay không còn ai để nói nữa…
Cũng may là các cậu, dì, anh của em rất thương, nên em có chỗ dựa, chia sẻ…
- Linh có thường xem lại những bộ phim, vở cải lương ngày xưa mẹ Thanh Nga đóng không?
Người ta gửi cho em xem nhiều lắm. Đi ra đường người ta gặp, nhận ra em và hỏi thăm cũng nhiều.
Lúc bố mẹ còn sống, dù mới 5 tuổi nhưng em đã biết rằng, mẹ em rất nổi tiếng, em thường hay đòi hỏi theo ý mình, rất hay quậy phá. Nhưng mẹ em nghiêm lắm, biết em đòi hỏi quá đáng là mẹ phạt ngay, bắt đứng vào tường.
Dù vậy, em vẫn biết bố mẹ thương em lắm. Lúc đi diễn, mẹ mang em theo bắt em ngồi ở cánh gà sân khấu. Mẹ đang diễn mà nhìn vào không thấy em là mẹ chạy ra tìm em.
Sau này em mới biết là trước đó To Ro con của nghệ sĩ Kim Cương bị bắt cóc nên mẹ sợ em cũng bị bắt, mẹ lo cho em lắm. Làm gì, lúc nào cũng phải thấy em mẹ mới yên tâm.
Sau khi mẹ mất, người lớn đưa em quyển nhật ký của mẹ. Trong đó có đoạn mẹ viết cho em như sau: “Mẹ viết để sau này bé Linh biết về mình lúc còn trong bụng mẹ đến lúc chào đời. Bé không khóc lúc lọt lòng mẹ… Bé biết cười rất sớm. Đặc biệt, bé ưa la hét và biết hôn rất tình tứ lúc mới 5 – 6 tháng tuổi, giỏi không?”.
- Linh có gặp lại nhà nhiếp ảnh bị Cúc Cu nói là “Chú này xạo quá, bắn bố mẹ cháu rồi còn đến đây” nữa không?
Không anh ạ! Kể cả chú Các là người bảo vệ của đoàn hát được bà ngoại giao đi theo bảo vệ mẹ, có mặt trong đêm bố mẹ em bị giết, em cũng không gặp lại. Không biết nay họ ra sao rồi.
- Bên nội của Hà Linh có còn ai không? Có ai tìm đến thăm Linh không?
Cũng không anh ạ. Hồi trước, em có nghe nói bà nội còn sống, ở Hà Nội, nhưng em chưa gặp bao giờ và cũng chưa về thăm quê nội bao giờ cả. Chú bác gì đó cũng không. Nói chung, em hoàn toàn mất liện lạc với bên nội. Em chỉ sống gần và biết bên ngoại thôi.
- Căn nhà của bố mẹ Linh ở trên đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Bùi Thị Xuân) và chiếc xe Volkswagen nay có còn không?
Căn nhà đó nằm trong cụm 3 căn nhà của bên nội em do người bác đứng tên. Người bác sau đó đi vượt biên nên 3 căn này bị Nhà nước quản lý. Em nghe kể lại, ngoại có đưa em về sống trong căn nhà đó một thời gian nữa rồi em ở luôn bên ngoại. Còn chiếc xe em không biết đi đâu, về đâu…
- Những ngày tháng sống cùng bà ngoại, Linh học hành thế nào? Nghe kể lại rằng giai đoạn đó Linh bị trầm cảm…
Em được ngoại và các cậu, dì nuôi cho đến trường học. Em ít nói, ít chơi với ai. Có gì buồn em chịu một mình, không thổ lộ với ai. Vì em biết rằng, mình là đứa trẻ không còn bố mẹ nữa.
Năm 1988, bà ngoại mất. Em thêm một lần đau buồn nữa. Vì ngoại là người gần gũi, chăm sóc em nhiều. Nhiều chuyện trước đây em nói với ngoại, nay không còn ai để nói nữa…
Cũng may là các cậu, dì, anh của em rất thương, nên em có chỗ dựa, chia sẻ…
- Linh có thường xem lại những bộ phim, vở cải lương ngày xưa mẹ Thanh Nga đóng không?
Người ta gửi cho em xem nhiều lắm. Đi ra đường người ta gặp, nhận ra em và hỏi thăm cũng nhiều.
(Còn nữa)
Theo Duy Chiến (Vietnamnet)