Một gia đình K'Ho đang phơi cà phê
Người K'Ho trên cao nguyên Lâm Đồng có một luật tục khá lạ lùng tự ngàn xưa, có thể bắt phạt con nợ đến khánh kiệt gia sản, nhưng con nợ cũng có thể "rũ sạch nợ nần" chỉ bằng một đêm "mây mưa" với chủ nợ.
Cho đến bây giờ, những người K'Ho ít nhiều vẫn sống với những luật tục của mình. Đó là thứ tài sản tinh thần quý giá, nhưng cũng đang dần mai một trong đời sống cộng đồng của họ. Trước tiên đây là một tín hiệu đáng mừng. Bởi luật tục đã lấy đi khá nhiều thứ của đồng bào K'Ho nói riêng và cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Quá lệ thuộc vào luật tục đã làm kiệt quệ đời sống của đồng bào trong một thời gian khá dài.
Những luật tục đôi khi đẫm nước mắt khắc nghiệt, nhưng cũng có khi lắm tiếng cười vì sự giản đơn đến… ngây ngô trong đó. Chỉ cần nhìn vào những quy định bắt phạt trong luật tục đủ thấy mỗi một lần vi phạm, một người K'Ho bị phạt vạ nhiều như thế nào. Nhất là đối với những tội nặng như tội ngoại tình, bỏ vợ bỏ chồng… vốn được coi là trọng tội.
Những luật tục đôi khi đẫm nước mắt khắc nghiệt, nhưng cũng có khi lắm tiếng cười vì sự giản đơn đến… ngây ngô trong đó. Chỉ cần nhìn vào những quy định bắt phạt trong luật tục đủ thấy mỗi một lần vi phạm, một người K'Ho bị phạt vạ nhiều như thế nào. Nhất là đối với những tội nặng như tội ngoại tình, bỏ vợ bỏ chồng… vốn được coi là trọng tội.
Một gia đình K'Ho đang phơi cà phê
Khuynh gia bại sản vì bị phạt vạ
Chúng tôi đi trên những con đường đất đỏ của cao nguyên Đức Trọng đang vào mùa thu hoạch cà phê. Những tiếng cười được mùa nở bừng trên từng khuôn mặt rám nắng đặc trưng của vùng dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên. Những người K'Ho già đã sống gần trọn đời với ngôi làng K'Long, xã Hiệp An của mình dưới chân núi Voi, lặng lẽ ngồi nhìn đám trẻ đang nô đùa trước sân. Ở họ, dường như lối sống hiện đại vẫn còn ở đâu đó xa lắm, quanh họ là cả một bầu không khí K'Ho truyền thống gần gũi như hơi thở mỗi ngày.
Bà mẹ K'Ho già bồi hồi nhớ lại viễn cảnh xưa cũ trong ngôi làng của mình. Bà kể: "Ngày trước trong làng mình không như bây giờ đâu, cái gì cũng bắt vạ bằng trâu, bằng bò, bằng ché… hết. Có người suốt đời cũng không thể trả hết nợ, phải đi vay để trả nợ làm hòa". Rồi bà liệt kê cho chúng tôi những luật tục phạt vạ mà bà thuộc nằm lòng ngay từ khi mới biết bắt chồng đến giờ.
Người phụ nữ nào ngoại tình trước khi hết tang chồng thì phải nộp phạt cho gia đình người chết 6 con trâu, 1 chiếc áo, 1 cái mền, 1 vòng đeo cổ, và làm lễ giao hòa phải nộp thêm một ché rượu, 1 con vịt và 1 con gà mái. Người chồng đã lập gia đình mà ăn nằm với một người đàn bà khác thì phải nộp cho người vợ bị phản bội ít nhất 6 con trâu, 2 con dê, 1 con gà mái, 1 ché rượu, 1 cái áo, 1 vòng đeo cổ, còn cô người tình thì phải nộp phạt 6 con trâu.
Trai gái quan hệ tình cảm với nhau đến khi có con thì buộc phải lấy nhau. Nếu chàng trai từ chối thì phải bồi thường 2 con trâu, 2 ché rượu, 1 con dê, 1 con vịt, 1 con gà mái cho người đã ăn nằm với mình. Nếu chuyện ngoại tình xảy ra giữa một người đàn ông với một người đàn bà đã có gia đình, thì người đàn ông này phải bồi thường cho người chồng có vợ ngoại tình 12 con trâu. Nếu không đủ sản vật để nộp thì bị cộng đồng coi thường, khinh bỉ vô cùng. Thậm chí, những kẻ quyến rũ người chồng hay vợ người khác có thể bị giết chết, quăng xác xuống suối mà không hề mắc phải tội giết người.
Luật tục của người K'Ho cũng rất công bằng, người nào tố cáo người khác phạm tội ngoại tình mà không có chứng cứ để chứng minh sự xác thực của lời tố cáo, thì sẽ bị phạt vạ bằng một ché rượu, 1 con gà mái và 1 đồng bạc bồi thường danh dự cho người bị vu khống. Gia sản của những đồng bào dân tộc này không tính bằng tiền, bằng đất đai mà đếm bằng số trâu bò, gà vịt, chiêng ché... có trong nhà. Vì vậy những ai trót phạm tội, nhất lại là trọng tội thì sẽ rất khó khăn để trả hết số nợ "kếch xù" như vậy. Nếu không trả đủ, họ trở thành con nợ, lần hồi trả từ năm này qua năm khác, trả nợ đến trắng tay, đến khuynh gia bại sản có khi vẫn chưa hết nợ.
Chúng tôi đi trên những con đường đất đỏ của cao nguyên Đức Trọng đang vào mùa thu hoạch cà phê. Những tiếng cười được mùa nở bừng trên từng khuôn mặt rám nắng đặc trưng của vùng dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên. Những người K'Ho già đã sống gần trọn đời với ngôi làng K'Long, xã Hiệp An của mình dưới chân núi Voi, lặng lẽ ngồi nhìn đám trẻ đang nô đùa trước sân. Ở họ, dường như lối sống hiện đại vẫn còn ở đâu đó xa lắm, quanh họ là cả một bầu không khí K'Ho truyền thống gần gũi như hơi thở mỗi ngày.
Bà mẹ K'Ho già bồi hồi nhớ lại viễn cảnh xưa cũ trong ngôi làng của mình. Bà kể: "Ngày trước trong làng mình không như bây giờ đâu, cái gì cũng bắt vạ bằng trâu, bằng bò, bằng ché… hết. Có người suốt đời cũng không thể trả hết nợ, phải đi vay để trả nợ làm hòa". Rồi bà liệt kê cho chúng tôi những luật tục phạt vạ mà bà thuộc nằm lòng ngay từ khi mới biết bắt chồng đến giờ.
Người phụ nữ nào ngoại tình trước khi hết tang chồng thì phải nộp phạt cho gia đình người chết 6 con trâu, 1 chiếc áo, 1 cái mền, 1 vòng đeo cổ, và làm lễ giao hòa phải nộp thêm một ché rượu, 1 con vịt và 1 con gà mái. Người chồng đã lập gia đình mà ăn nằm với một người đàn bà khác thì phải nộp cho người vợ bị phản bội ít nhất 6 con trâu, 2 con dê, 1 con gà mái, 1 ché rượu, 1 cái áo, 1 vòng đeo cổ, còn cô người tình thì phải nộp phạt 6 con trâu.
Trai gái quan hệ tình cảm với nhau đến khi có con thì buộc phải lấy nhau. Nếu chàng trai từ chối thì phải bồi thường 2 con trâu, 2 ché rượu, 1 con dê, 1 con vịt, 1 con gà mái cho người đã ăn nằm với mình. Nếu chuyện ngoại tình xảy ra giữa một người đàn ông với một người đàn bà đã có gia đình, thì người đàn ông này phải bồi thường cho người chồng có vợ ngoại tình 12 con trâu. Nếu không đủ sản vật để nộp thì bị cộng đồng coi thường, khinh bỉ vô cùng. Thậm chí, những kẻ quyến rũ người chồng hay vợ người khác có thể bị giết chết, quăng xác xuống suối mà không hề mắc phải tội giết người.
Luật tục của người K'Ho cũng rất công bằng, người nào tố cáo người khác phạm tội ngoại tình mà không có chứng cứ để chứng minh sự xác thực của lời tố cáo, thì sẽ bị phạt vạ bằng một ché rượu, 1 con gà mái và 1 đồng bạc bồi thường danh dự cho người bị vu khống. Gia sản của những đồng bào dân tộc này không tính bằng tiền, bằng đất đai mà đếm bằng số trâu bò, gà vịt, chiêng ché... có trong nhà. Vì vậy những ai trót phạm tội, nhất lại là trọng tội thì sẽ rất khó khăn để trả hết số nợ "kếch xù" như vậy. Nếu không trả đủ, họ trở thành con nợ, lần hồi trả từ năm này qua năm khác, trả nợ đến trắng tay, đến khuynh gia bại sản có khi vẫn chưa hết nợ.
Bà mẹ già người K'Ho
Xóa nợ sau một đêm "mây mưa"
Luật tục của người K'Ho nghiêm khắc là thế, nhưng cũng có khi "dễ dãi" đến bất ngờ. Luật tục cho phép gia đình chủ nợ có thể ăn nằm với con nợ để "lấy nợ", nếu như hai bên đều thuận tình đồng ý. Sau đêm "mây mưa" ấy, con nợ nghiễm nhiên được coi như đã trả hết nợ, và hai bên sẽ không còn ràng buộc, nợ nần gì nhau nữa.
Xét ra thì chắc sẽ có nhiều con nợ chọn cách này, vì như thế sẽ không mất trâu, mất bò mà vẫn trả được nợ. Thế nhưng, bà mẹ già người K'Ho ấy lại bảo rằng: "Không phải ai cũng chọn cách ngủ với chủ nợ để trả nợ đâu. Chuyện này hiếm lắm mới xảy ra dù luật tục cho phép". Thì ra, chuyện danh dự với người K'Ho cũng rất quan trọng, dù cho họ có tục ngủ với nhau trước khi cưới đi chăng nữa. Trả nợ bằng thân xác chỉ là lựa chọn cuối cùng của họ, khi không còn lựa chọn nào khác.
Ngoại tình trong cộng đồng người K'Ho được xác định là một tội lớn, bị trừng phạt nặng nề, do đó hành vi ngoại tình và ly hôn của người K'Ho rất ít khi xảy ra. Trường hợp đặc biệt phải ly hôn thì những người ly hôn phải chịu phạt và phải được bố mẹ, già làng chấp nhận. Trong tập tục truyền thống của người K'Ho, khi vợ chồng không muốn sống với nhau nữa thì cho phép ly dị nếu một trong hai người ngoại tình hay vi phạm phong tục gây ảnh hưởng đến đời sống gia đình. Tuy nhiên, tình trạng ly hôn ở người K'Ho rất ít khi xảy ra bởi sự ràng buộc rất chặt chẽ của những luật tục trong hôn nhân.
Ông K'Thiên, trưởng thôn K'Long nhớ lại: "Trước đây, khi có dấu hiệu rạn nứt tình cảm vợ chồng vì những lý do khác nhau, hai bên gia đình, dòng họ sẽ tìm cách khuyên ngăn, hòa giải. Nếu vẫn không giải quyết được thì sẽ tổ chức một buổi họp, với sự tham gia của hai vợ chồng, hai bên gia đình nội ngoại, và già làng. Người ta lấy một bát gạo đưa cho hai người, hai người lần lượt lấy vài hạt bỏ vào một cái bát khác, coi như là đồ vứt đi và từ đây họ chính thức không còn là vợ chồng. Từ đó hai người sẽ không được phép sống chung với nhau nữa. Khi đã ly hôn, gia đình nhà trai buộc phải trả lại số lễ vật mà trước đó đã thách cưới nhà gái".
Luật tục của người K'Ho nghiêm khắc là thế, nhưng cũng có khi "dễ dãi" đến bất ngờ. Luật tục cho phép gia đình chủ nợ có thể ăn nằm với con nợ để "lấy nợ", nếu như hai bên đều thuận tình đồng ý. Sau đêm "mây mưa" ấy, con nợ nghiễm nhiên được coi như đã trả hết nợ, và hai bên sẽ không còn ràng buộc, nợ nần gì nhau nữa.
Xét ra thì chắc sẽ có nhiều con nợ chọn cách này, vì như thế sẽ không mất trâu, mất bò mà vẫn trả được nợ. Thế nhưng, bà mẹ già người K'Ho ấy lại bảo rằng: "Không phải ai cũng chọn cách ngủ với chủ nợ để trả nợ đâu. Chuyện này hiếm lắm mới xảy ra dù luật tục cho phép". Thì ra, chuyện danh dự với người K'Ho cũng rất quan trọng, dù cho họ có tục ngủ với nhau trước khi cưới đi chăng nữa. Trả nợ bằng thân xác chỉ là lựa chọn cuối cùng của họ, khi không còn lựa chọn nào khác.
Ngoại tình trong cộng đồng người K'Ho được xác định là một tội lớn, bị trừng phạt nặng nề, do đó hành vi ngoại tình và ly hôn của người K'Ho rất ít khi xảy ra. Trường hợp đặc biệt phải ly hôn thì những người ly hôn phải chịu phạt và phải được bố mẹ, già làng chấp nhận. Trong tập tục truyền thống của người K'Ho, khi vợ chồng không muốn sống với nhau nữa thì cho phép ly dị nếu một trong hai người ngoại tình hay vi phạm phong tục gây ảnh hưởng đến đời sống gia đình. Tuy nhiên, tình trạng ly hôn ở người K'Ho rất ít khi xảy ra bởi sự ràng buộc rất chặt chẽ của những luật tục trong hôn nhân.
Ông K'Thiên, trưởng thôn K'Long nhớ lại: "Trước đây, khi có dấu hiệu rạn nứt tình cảm vợ chồng vì những lý do khác nhau, hai bên gia đình, dòng họ sẽ tìm cách khuyên ngăn, hòa giải. Nếu vẫn không giải quyết được thì sẽ tổ chức một buổi họp, với sự tham gia của hai vợ chồng, hai bên gia đình nội ngoại, và già làng. Người ta lấy một bát gạo đưa cho hai người, hai người lần lượt lấy vài hạt bỏ vào một cái bát khác, coi như là đồ vứt đi và từ đây họ chính thức không còn là vợ chồng. Từ đó hai người sẽ không được phép sống chung với nhau nữa. Khi đã ly hôn, gia đình nhà trai buộc phải trả lại số lễ vật mà trước đó đã thách cưới nhà gái".
Theo Lam Giang - Quyên Triệu (Người Đưa Tin)