Trong điều trị và cấp cứu bệnh nhân, chuyện rủi ro là điều không ai mong muốn
Tai biến trong y khoa là điều hầu như không tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào hạn chế và cách ứng xử của thầy thuốc, bệnh viện và cả lãnh đạo ngành y tế.
Mới đây, lần thứ ba bà Đặng Thị Liên (51 tuổi, ngụ quận 4 - TPHCM) cùng người thân mặc áo tang, mang băng rôn tiếp tục đến cổng Sở Y tế TPHCM yêu cầu làm rõ cái chết của chồng bà là ông Đinh Văn Thường (49 tuổi), người từng điều trị tại Bệnh viện (BV) Bình Dân TPHCM.
Trong điều trị và cấp cứu bệnh nhân, chuyện rủi ro là điều không ai mong muốn,do đó cần có cách ứng xử thấu đáo từ thầy thuốc và cả người nhà bệnh nhân. Ảnh: Ngọc Dung
Cách ứng xử gây bất bình
Theo bà Liên, ngày 21/7/2012, ông Thường đến khám tại BV Bình Dân vì đi tiểu dắt kèm đau thận. Các bác sĩ (BS) ở đây đã tư vấn mổ lấy sỏi. Ngày 31/7, ông Thường được mổ sỏi nhưng không có viên sỏi nào. Hai ngày sau, BS thông báo ông Thường bị ung thư ống mật phải đặt ống dẫn lưu mật ra ngoài.
Ngày 21/11/2012, ông Thường qua đời. Đau buồn trước cái chết đột ngột của chồng, bà Liên nhiều lần gửi đơn và hai lần mặc áo tang đến Sở Y tế TPHCM yêu cầu làm rõ. Sở Y tế TPHCM đã có văn bản trả lời mới nhất vào ngày 15-1-2013 nhưng bà Liên không chấp nhận và vẫn cho rằng chồng mình chết oan ức. Chính vì thế ngày 25-1, lần thứ ba bà Liên và gia đình mặc áo tang đến Sở Y tế tiếp tục khiếu nại.
PGS-TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết BV có sai sót trong việc chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân Thường. Cụ thể, trong thời gian phẫu thuật phát hiện bất thường, nhận định có thêm bệnh lý so với chẩn đoán trước mổ nhưng BS phẫu thuật không kịp thời thông báo, tư vấn cho gia đình bệnh nhân.
Ông Bỉnh cho rằng thiếu sót lớn nhất là thái độ ứng xử của BV đối với gia đình bệnh nhân. Sắp tới, sở sẽ kiểm điểm những cá nhân liên quan. Đại diện BV Bình Dân cũng hứa trong tuần tới sẽ đến nhà bà Liên để thỏa thuận hòa giải, hỗ trợ cho gia đình. Bà Liên và người nhà đã đồng thuận với cách giải quyết đó.
Vụ việc trên chỉ là một trong nhiều vụ người nhà bệnh nhân khiếu nại BV tại TPHCM trong năm 2012. Trước đó vài tháng là vụ ông M.T.K tử vong sau khi mổ ruột thừa tại BV FV được dư luận quan tâm chú ý. Gần đây trên cả nước, các vụ khiếu kiện BV, BS ngày càng nhiều và một trong những nguyên nhân xuất phát từ cách hành xử của BV.
Trường hợp ở BV Bình Dân, cách ứng xử với chồng bà Liên là thiếu y đức khi đã sai phạm trong chẩn đoán, lại cho bệnh nhân xuất viện, sau đó lại không chịu nhận lại bệnh nhân để điều trị… Hay một tai biến y khoa ở BV Gia Định (TPHCM) mới đây khi BS mổ đẻ cho một ca sản phụ sinh đôi làm gãy xương đùi một bé.
Vậy mà khi trả lời trên báo, lãnh đạo BV Gia Định lại cho rằng đây là “tai biến có thể xảy ra” và hứa hỗ trợ viện phí cho gia đình nhưng không thấy xử lý BS? Hoặc như ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi khi những ca tai biến sản khoa liên tục xảy ra, trưởng Khoa Sản của BV này, BS Huỳnh Ngọc Thanh, lại cho rằng chính các phương tiện truyền thông, báo chí đã gây áp lực lên các BS khi tai biến sản khoa xảy ra ( ?!).
Ngày 21/11/2012, ông Thường qua đời. Đau buồn trước cái chết đột ngột của chồng, bà Liên nhiều lần gửi đơn và hai lần mặc áo tang đến Sở Y tế TPHCM yêu cầu làm rõ. Sở Y tế TPHCM đã có văn bản trả lời mới nhất vào ngày 15-1-2013 nhưng bà Liên không chấp nhận và vẫn cho rằng chồng mình chết oan ức. Chính vì thế ngày 25-1, lần thứ ba bà Liên và gia đình mặc áo tang đến Sở Y tế tiếp tục khiếu nại.
PGS-TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết BV có sai sót trong việc chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân Thường. Cụ thể, trong thời gian phẫu thuật phát hiện bất thường, nhận định có thêm bệnh lý so với chẩn đoán trước mổ nhưng BS phẫu thuật không kịp thời thông báo, tư vấn cho gia đình bệnh nhân.
Ông Bỉnh cho rằng thiếu sót lớn nhất là thái độ ứng xử của BV đối với gia đình bệnh nhân. Sắp tới, sở sẽ kiểm điểm những cá nhân liên quan. Đại diện BV Bình Dân cũng hứa trong tuần tới sẽ đến nhà bà Liên để thỏa thuận hòa giải, hỗ trợ cho gia đình. Bà Liên và người nhà đã đồng thuận với cách giải quyết đó.
Vụ việc trên chỉ là một trong nhiều vụ người nhà bệnh nhân khiếu nại BV tại TPHCM trong năm 2012. Trước đó vài tháng là vụ ông M.T.K tử vong sau khi mổ ruột thừa tại BV FV được dư luận quan tâm chú ý. Gần đây trên cả nước, các vụ khiếu kiện BV, BS ngày càng nhiều và một trong những nguyên nhân xuất phát từ cách hành xử của BV.
Trường hợp ở BV Bình Dân, cách ứng xử với chồng bà Liên là thiếu y đức khi đã sai phạm trong chẩn đoán, lại cho bệnh nhân xuất viện, sau đó lại không chịu nhận lại bệnh nhân để điều trị… Hay một tai biến y khoa ở BV Gia Định (TPHCM) mới đây khi BS mổ đẻ cho một ca sản phụ sinh đôi làm gãy xương đùi một bé.
Vậy mà khi trả lời trên báo, lãnh đạo BV Gia Định lại cho rằng đây là “tai biến có thể xảy ra” và hứa hỗ trợ viện phí cho gia đình nhưng không thấy xử lý BS? Hoặc như ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi khi những ca tai biến sản khoa liên tục xảy ra, trưởng Khoa Sản của BV này, BS Huỳnh Ngọc Thanh, lại cho rằng chính các phương tiện truyền thông, báo chí đã gây áp lực lên các BS khi tai biến sản khoa xảy ra ( ?!).
Thiếu văn hóa giao tiếp
GS-TS Trần Quỵ, nguyên giám đốc BV Bạch Mai, cho rằng rủi ro y khoa là điều khó tránh khỏi đối với ngành y ở bất kỳ quốc gia tiên tiến nào. Tuy nhiên, nếu thầy thuốc không cẩn trọng thì tỉ lệ tai biến, rủi ro y khoa có thể tăng lên. “Các thống kê trên thế giới cho thấy hầu hết nhầm lẫn trong y khoa gây hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh. Trong đó gần 50% sự cố y khoa có thể được phòng ngừa”. Rõ ràng, không ít trường hợp là do những sai lầm đáng tiếc của người thầy thuốc.
Theo GS Nguyễn Đức Vân, nguyên trưởng Khoa Phẫu thuật tiêu hóa (BV Việt Đức), trước một tai biến chết người trong ngành y, chúng ta phải xem xét nhiều nguyên nhân: Người thầy thuốc có hạn chế về chuyên môn, kỹ năng có nhưng không đủ kinh nghiệm, sao nhãng không tập trung trong công việc, thiếu trách nhiệm và cuối cùng là do sự cố kỹ thuật không thể vượt qua được. “Bản thân tôi, hàng chục năm cầm dao mổ dù đã cố gắng hết sức nhưng cũng có những lúc thất bại không thể khống chế được những diễn biến bất thường của cuộc mổ”- ông cho biết.
GS Vân cũng cho rằng hiện nay, nhiều gia đình bệnh không nhận được sự giải thích cặn kẽ từ BS, trong khi đây là việc hết sức quan trọng để “giải tỏa” khiếu kiện. Theo GS Vân: “Cái đang thiếu ngày nay là văn hóa giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh. Điều quan trọng ở đây là cần có những giải thích cặn kẽ cho gia đình bệnh nhân từ lúc bắt đầu tiếp xúc cho đến khi kết thúc điều trị”.
GS Vân cũng cho rằng hiện nay, nhiều gia đình bệnh không nhận được sự giải thích cặn kẽ từ BS, trong khi đây là việc hết sức quan trọng để “giải tỏa” khiếu kiện. Theo GS Vân: “Cái đang thiếu ngày nay là văn hóa giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh. Điều quan trọng ở đây là cần có những giải thích cặn kẽ cho gia đình bệnh nhân từ lúc bắt đầu tiếp xúc cho đến khi kết thúc điều trị”.
Lúng túng “xử” kiện
Cũng theo GS Vân, sự cố y khoa là chuyện không ai muốn xảy ra. Ở các nước trước một sự cố y khoa đều có hội đồng BS để giải quyết, thường là y sĩ đoàn. Trong nước hiện cũng có các hội chuyên ngành như nội khoa, ngoại khoa, tai mũi họng…
Lẽ ra đây là tổ chức tốt nhất đứng ra phân xử, bảo vệ quyền lợi cho nhân viên y tế khi xảy ra sự cố về y khoa, tuy nhiên từ trước đến nay, các hội mang tính chất quản lý về phong trào, ít chú trọng chuyên môn. Tại Việt Nam nếu xảy ra những ca tai biến y khoa có kiện cáo, Bộ Y tế thường chỉ định một hội đồng chuyên môn đứng ra phân giải. Nếu hòa giải bất thành thì phải đưa ra tòa án.
Để giải quyết hậu quả, các BV đều có những cuộc họp giao ban để rút kinh nghiệm nhưng thường chỉ là xử lý nội bộ. Nhiều BS cho rằng việc xử lý sai sót chuyên môn phụ thuộc vào việc người nhà bệnh nhân có kiện hay không. Nếu có kiện, thường mọi chuyện sẽ rơi vào im lặng sau khi tự “thương lượng” với nạn nhân và theo kiểu “tùy cơ ứng biến”.
Nếu BV có năng lực tài chính và xác định được lỗi do BS gây nên thì thường BV sẽ đứng ra giải quyết và hỗ trợ tiền cho nạn nhân, dù trong trường hợp này cá nhân BS sai phạm phải có trách nhiệm chính. Nhưng cũng có trường hợp lỗi không hoàn toàn do BS nhưng phía gia đình bệnh nhân khiếu nại theo kiểu “khủng bố”, BV thì né tránh, cơ quan chức năng không quyết liệt bảo vệ khiến BS lâm vào cảnh “thân cô thế cô”. “Có những BS vì căng thẳng quá đã phải bỏ nghề”- GS Vân nói.
Tai biến, rủi ro trong y khoa là điều có thể xảy ra. Vấn đề là làm sao hạn chế được những sự cố y khoa, cũng là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe người dân.
Lẽ ra đây là tổ chức tốt nhất đứng ra phân xử, bảo vệ quyền lợi cho nhân viên y tế khi xảy ra sự cố về y khoa, tuy nhiên từ trước đến nay, các hội mang tính chất quản lý về phong trào, ít chú trọng chuyên môn. Tại Việt Nam nếu xảy ra những ca tai biến y khoa có kiện cáo, Bộ Y tế thường chỉ định một hội đồng chuyên môn đứng ra phân giải. Nếu hòa giải bất thành thì phải đưa ra tòa án.
Để giải quyết hậu quả, các BV đều có những cuộc họp giao ban để rút kinh nghiệm nhưng thường chỉ là xử lý nội bộ. Nhiều BS cho rằng việc xử lý sai sót chuyên môn phụ thuộc vào việc người nhà bệnh nhân có kiện hay không. Nếu có kiện, thường mọi chuyện sẽ rơi vào im lặng sau khi tự “thương lượng” với nạn nhân và theo kiểu “tùy cơ ứng biến”.
Nếu BV có năng lực tài chính và xác định được lỗi do BS gây nên thì thường BV sẽ đứng ra giải quyết và hỗ trợ tiền cho nạn nhân, dù trong trường hợp này cá nhân BS sai phạm phải có trách nhiệm chính. Nhưng cũng có trường hợp lỗi không hoàn toàn do BS nhưng phía gia đình bệnh nhân khiếu nại theo kiểu “khủng bố”, BV thì né tránh, cơ quan chức năng không quyết liệt bảo vệ khiến BS lâm vào cảnh “thân cô thế cô”. “Có những BS vì căng thẳng quá đã phải bỏ nghề”- GS Vân nói.
Tai biến, rủi ro trong y khoa là điều có thể xảy ra. Vấn đề là làm sao hạn chế được những sự cố y khoa, cũng là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe người dân.
Bảo hiểm rủi ro cho thầy thuốc Theo Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, quy định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám chữa bệnh đã được ban hành và từ ngày 1/1/2012, các BV bắt đầu triển khai mua bảo hiểm trách nhiệm cho thầy thuốc về các tai biến, rủi ro trong khám chữa bệnh do lỗi của người hành nghề. Chậm nhất là đến năm 2015, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có mô hình là BV hoàn tất mua loại bảo hiểm này. Các loại hình cơ sở khám chữa bệnh còn lại, chậm nhất là năm 2017 phải hoàn tất mua bảo hiểm trách nhiệm cho người hành nghề. Tuy nhiên cho đến nay, số cơ sở mua bảo hiểm trách nhiệm cho nhân viên y tế còn rất ít ỏi với lý do không có nguồn kinh phí mua bảo hiểm. Trong hoàn cảnh các BV lớn quá tải trầm trọng, BS “chạy sô”, kể cả ở phòng mạch của mình, làm sao không để xảy ra sự cố? Chưa kể vấn đề chất lượng đào tạo cũng rất quan trọng khi BS y khoa được đào tạo từ nhiều nguồn với các chuẩn khác nhau… Tất cả cho thấy để giải quyết thấu đáo các sự cố y khoa đòi hỏi phải có nỗ lực vượt bậc của ngành y tế và trong điều kiện hiện nay, việc này là chưa thể. |
Theo Ngọc Dung - Nguyễn Thạnh (Người lao động)