Bộ TT&TT: Sẽ sớm xử lý nạn nháy máy câu cước
Việc các cuộc gọi lừa đảo câu cước rộ lên thời gian gần đây đã trở thành đề tài nóng trong cuộc họp giao ban Quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT sáng 8/3.
Vừa qua, báo chí đã phản ánh nhiều về nỗi bức xúc của người dùng khi thường xuyên bị quấy rối bởi các cuộc gọi nhỡ từ các đầu số: 0862885940-0839529000-0862885180 - 04 3722 8520. Những số điện thoại này thường để chuông rung đúng 1 lần là tắt máy. Nhiều người dùng do thiếu cảnh giác hoặc mang tâm lý lo lắng không biết ai gọi đã bốc máy gọi lại thì lại bị chuyển hướng đến một tổng đài nào đó, hướng dẫn cách tải bài hát hoặc nhận nhạc chuông... Sau khi người dùng tắt máy và kiểm tra tài khoản thì phát hiện họ đã bị trừ hàng chục nghìn tiền cước chỉ cho vài chục giây kết nối.
Hình thức nháy máy câu cước này rộ lên trên diện rộng và với tần suất dày từ 2 tháng trở lại đây, với nhiều đầu số khác nhau nhưng đều là số cố định. Tinh vi hơn, các đầu số này đều chủ định gọi vào những giờ nhạy cảm như tối muộn, đêm khuya để đánh trúng tâm lý "chắc có chuyện khẩn cấp" ở người dùng, buộc họ phải sốt ruột gọi lại. Chúng cũng rất ranh ma khi không sử dụng số điện thoại di động rác mà chủ định dùng điện thoại cố định để tăng độ tin cậy và khiến người nhận dễ sập bẫy hơn.
Một số người dùng đã gọi điện phản ánh cho các nhà mạng thì chỉ nhận được câu trả lời rằng đây là "cuộc gọi chuyển hướng nên tổng đài không liên quan" (!)
Thực chất là lách luật!
Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm VNCERT (Bộ TT&TT) cho biết, nháy máy rác, cuộc gọi rác là một hiện tượng mới nảy sinh và là hành vi lách luật. Theo ghi nhận của VNCERT thì một số doanh nghiệp đã tiến hành thuê các số điện thoại thông thường, sau đó dùng máy móc để tiến hành các cuộc gọi kéo dài chưa đến 1 giây, nhằm đảm bảo chắc chắn rằng người nhận không kịp trả lời và đó là các cuộc gọi nhỡ. Những hiện tượng mà người dùng phản ánh như khi gọi lại thì bị kết nối tới tổng đài quảng cáo, bị trừ tiền oan, bị gọi quấy rối vào ban đêm... theo ông Khánh đều là chính xác.
Tuy nhiên, khi VNCERT tiến hành rà soát lại các văn bản, nghị định, thông tư liên quan đến cuộc gọi rác thì lại nảy sinh một vấn đề là vấn nạn này không thuộc phạm vi điều chỉnh trực tiếp của luật chống thư rác, tin nhắn rác trước đây. Hiện tại, ông Khánh cho rằng chỉ có thể tạm xếp cuộc gọi nháy máy vào dạng "cuộc gọi quấy rối" để xử lý mà thôi.
Việc không nằm trong phạm vi điều chỉnh trực tiếp của Luật cũng đồng nghĩa với việc chưa có bất cứ chế tài chính thức nào để xử phạt những doanh nghiệp vi phạm. Trước đó, đại diện một số nhà mạng như VNPT, Viettel đã cho biết, họ có thể tiến hành phạt, thậm chí thu hồi đầu số vi phạm nếu nhận được phản ánh, khiếu nại từ người dùng.
Phải sớm hành động!
Để giải quyết nút thắt chế tài, ông Khánh đề xuất Bộ TT&TT tổ chức cuộc họp nóng giữa lãnh đạo Bộ với các nhà cung cấp dịch vụ đầu số 1900, các nhà mạng và các bên liên quan để sớm tìm ra biện pháp ngăn chặn tình trạng cuộc gọi rác, đồng thời xây dựng chế tài xử phạt.
Như vậy là một lần nữa, vấn đề quản lý các đầu số lại trở thành đề tài "nóng" trong vấn đề quản lý lĩnh vực viễn thông, bởi theo nhiều chuyên gia, hiện khâu cấp phát đầu số đang do Doanh nghiệp viễn thông, nhà mạng chủ động làm. Khâu này đang có dấu hiệu bị "thả nổi", lỏng lẻo khi nhiều doanh nghiệp xin xong đầu số lại bán lại cho các công ty nhỏ để hưởng chênh lệch. Chính vì thế mà khâu kiểm soát càng "khó chồng khó", và khi phát sinh tiêu cực như tình trạng nháy máy câu cước nói trên thì cơ quan hữu trách rất khó lần xác định trách nhiệm của từng bên đến đâu.
Trước đó, trong Hội nghị Tổng kết 2012 của Bộ TT&TT, lãnh đạo Bộ đã nêu ra quan điểm về việc chuyển khâu quản lý đầu số từ các nhà mạng về lại Bộ. Với việc bùng phát nạn nháy máy câu cước, Thứ trưởng Lê Nam Thắng thúc giục cần sớm đánh giá toàn diện cơ chế quản lý đầu số hiện nay để không chỉ ngăn được tình trạng tin nhắn lừa đảo mà cả hình thức cuộc gọi lừa đảo mới phát sinh. Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng chỉ đạo Cục Viễn thông và các bên liên quan cần tính toán, cân nhắc quản lý đầu số sao cho "phù hợp, hiệu quả nhất".
Trước mắt, Bộ trưởng đề nghị VNCERT tiến hành nghiên cứu ngay để sớm đề xuất giải pháp xử lý nạn cuộc gọi rác, cả "trước mắt lẫn lâu dài". Cụ thể, trước mắt, VNCERT sẽ phải phối hợp với Thanh tra Bộ tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu số vi phạm, còn về lâu dài, VNCERT xây dựng, đề xuất các chế tài xử phạt để sớm trình Bộ thông qua.
Hình thức nháy máy câu cước này rộ lên trên diện rộng và với tần suất dày từ 2 tháng trở lại đây, với nhiều đầu số khác nhau nhưng đều là số cố định. Tinh vi hơn, các đầu số này đều chủ định gọi vào những giờ nhạy cảm như tối muộn, đêm khuya để đánh trúng tâm lý "chắc có chuyện khẩn cấp" ở người dùng, buộc họ phải sốt ruột gọi lại. Chúng cũng rất ranh ma khi không sử dụng số điện thoại di động rác mà chủ định dùng điện thoại cố định để tăng độ tin cậy và khiến người nhận dễ sập bẫy hơn.
Một số người dùng đã gọi điện phản ánh cho các nhà mạng thì chỉ nhận được câu trả lời rằng đây là "cuộc gọi chuyển hướng nên tổng đài không liên quan" (!)
Thực chất là lách luật!
Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm VNCERT (Bộ TT&TT) cho biết, nháy máy rác, cuộc gọi rác là một hiện tượng mới nảy sinh và là hành vi lách luật. Theo ghi nhận của VNCERT thì một số doanh nghiệp đã tiến hành thuê các số điện thoại thông thường, sau đó dùng máy móc để tiến hành các cuộc gọi kéo dài chưa đến 1 giây, nhằm đảm bảo chắc chắn rằng người nhận không kịp trả lời và đó là các cuộc gọi nhỡ. Những hiện tượng mà người dùng phản ánh như khi gọi lại thì bị kết nối tới tổng đài quảng cáo, bị trừ tiền oan, bị gọi quấy rối vào ban đêm... theo ông Khánh đều là chính xác.
Tuy nhiên, khi VNCERT tiến hành rà soát lại các văn bản, nghị định, thông tư liên quan đến cuộc gọi rác thì lại nảy sinh một vấn đề là vấn nạn này không thuộc phạm vi điều chỉnh trực tiếp của luật chống thư rác, tin nhắn rác trước đây. Hiện tại, ông Khánh cho rằng chỉ có thể tạm xếp cuộc gọi nháy máy vào dạng "cuộc gọi quấy rối" để xử lý mà thôi.
Việc không nằm trong phạm vi điều chỉnh trực tiếp của Luật cũng đồng nghĩa với việc chưa có bất cứ chế tài chính thức nào để xử phạt những doanh nghiệp vi phạm. Trước đó, đại diện một số nhà mạng như VNPT, Viettel đã cho biết, họ có thể tiến hành phạt, thậm chí thu hồi đầu số vi phạm nếu nhận được phản ánh, khiếu nại từ người dùng.
Phải sớm hành động!
Để giải quyết nút thắt chế tài, ông Khánh đề xuất Bộ TT&TT tổ chức cuộc họp nóng giữa lãnh đạo Bộ với các nhà cung cấp dịch vụ đầu số 1900, các nhà mạng và các bên liên quan để sớm tìm ra biện pháp ngăn chặn tình trạng cuộc gọi rác, đồng thời xây dựng chế tài xử phạt.
Như vậy là một lần nữa, vấn đề quản lý các đầu số lại trở thành đề tài "nóng" trong vấn đề quản lý lĩnh vực viễn thông, bởi theo nhiều chuyên gia, hiện khâu cấp phát đầu số đang do Doanh nghiệp viễn thông, nhà mạng chủ động làm. Khâu này đang có dấu hiệu bị "thả nổi", lỏng lẻo khi nhiều doanh nghiệp xin xong đầu số lại bán lại cho các công ty nhỏ để hưởng chênh lệch. Chính vì thế mà khâu kiểm soát càng "khó chồng khó", và khi phát sinh tiêu cực như tình trạng nháy máy câu cước nói trên thì cơ quan hữu trách rất khó lần xác định trách nhiệm của từng bên đến đâu.
Trước đó, trong Hội nghị Tổng kết 2012 của Bộ TT&TT, lãnh đạo Bộ đã nêu ra quan điểm về việc chuyển khâu quản lý đầu số từ các nhà mạng về lại Bộ. Với việc bùng phát nạn nháy máy câu cước, Thứ trưởng Lê Nam Thắng thúc giục cần sớm đánh giá toàn diện cơ chế quản lý đầu số hiện nay để không chỉ ngăn được tình trạng tin nhắn lừa đảo mà cả hình thức cuộc gọi lừa đảo mới phát sinh. Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng chỉ đạo Cục Viễn thông và các bên liên quan cần tính toán, cân nhắc quản lý đầu số sao cho "phù hợp, hiệu quả nhất".
Trước mắt, Bộ trưởng đề nghị VNCERT tiến hành nghiên cứu ngay để sớm đề xuất giải pháp xử lý nạn cuộc gọi rác, cả "trước mắt lẫn lâu dài". Cụ thể, trước mắt, VNCERT sẽ phải phối hợp với Thanh tra Bộ tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu số vi phạm, còn về lâu dài, VNCERT xây dựng, đề xuất các chế tài xử phạt để sớm trình Bộ thông qua.
Theo Trọng Cầm (VNN)