Nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn. (Ảnh minh họa)
Vốn đầu vào của các NH đang dư thừa nhưng cũng không thể ồ ạt cho vay vì các NH cũng phải lo giảm tỉ lệ nợ xấu, hạn chế rủi ro cho hệ thống, nên không thể không sàng lọc đối tượng vay vốn. Điều này đang thật sự khiến dòng vốn bị tắc, giám đốc một NHTMCP ở TPHCM than vãn.
Sự phản ánh từ vị giám đốc này khá phù hợp với con số tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm của TPHCM. Dư nợ cho vay của các NH trên địa bàn TP chỉ tăng 0,22%, trong khi huy động vốn lại tăng đến 2,71%. Huy động vốn tăng nhiều hơn tín dụng gần 2,49% cho thấy đầu ra của các NH không khả quan, thậm chí nhiều NH đang đối mặt với tình trạng tiền nằm trong kho. Bản thân lãnh đạo một số NH cũng thừa nhận, mặc dù NH đẩy mạnh cho vay nhưng do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu nên giải ngân rất khó khăn.
Chuyên gia cố vấn của một NHTMCP ở TPHCM đã đưa ra phân tích: Nguyên nhân chính khiến cho dòng chảy vốn bị tắc nghẽn là do DN chưa có niềm tin mạnh mẽ với chính sách; lo ngại chính sách thay đổi sẽ mang lại rủi ro, như lãi suất tăng trở lại, lạm phát lên cao... Lo ngại này không phải không có cơ sở. Câu chuyện lãi suất là một ví dụ. Hiện lãi suất cho vay phổ biến của khối NHTM nhà nước dành cho sản xuất kinh doanh thông thường từ 11 - 15% đối với kỳ ngắn hạn và trung, dài hạn là 14,6 – 16,5%. Ở khối NHTMCP, lãi cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh thông thường từ 12 - 15%; trung, dài hạn là 16 - 17,5%. Tuy nhiên, đây chỉ là mức lãi suất công bố trên danh nghĩa, bởi theo như phản ánh của nhiều DN thì để có thể vay vốn họ còn phải gánh thêm nhiều loại phí (mà theo các NH thì họ phải chịu nhiều chi phí khi huy động vốn) và sau khi cộng hết lại thì lãi suất DN phải trả có thể lên tới 17 - 18%/năm!
Chuyên gia cố vấn của một NHTMCP ở TPHCM đã đưa ra phân tích: Nguyên nhân chính khiến cho dòng chảy vốn bị tắc nghẽn là do DN chưa có niềm tin mạnh mẽ với chính sách; lo ngại chính sách thay đổi sẽ mang lại rủi ro, như lãi suất tăng trở lại, lạm phát lên cao... Lo ngại này không phải không có cơ sở. Câu chuyện lãi suất là một ví dụ. Hiện lãi suất cho vay phổ biến của khối NHTM nhà nước dành cho sản xuất kinh doanh thông thường từ 11 - 15% đối với kỳ ngắn hạn và trung, dài hạn là 14,6 – 16,5%. Ở khối NHTMCP, lãi cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh thông thường từ 12 - 15%; trung, dài hạn là 16 - 17,5%. Tuy nhiên, đây chỉ là mức lãi suất công bố trên danh nghĩa, bởi theo như phản ánh của nhiều DN thì để có thể vay vốn họ còn phải gánh thêm nhiều loại phí (mà theo các NH thì họ phải chịu nhiều chi phí khi huy động vốn) và sau khi cộng hết lại thì lãi suất DN phải trả có thể lên tới 17 - 18%/năm!
Trong khi đó, theo phản ánh của giám đốc một Cty XNK thuộc Hiệp hội DN TPHCM trong một buổi đối thoại với NHNN mới đây cho rằng, trong điều kiện hoạt động kinh doanh hiện nay của các Cty có quy mô nhỏ thì đạt được mức lợi nhuận 15% đã là đầy nỗ lực. Do đó, với mức lãi suất như vậy thì không DN nào dám vay. “Chưa hết, đối với những DNNVV như chúng tôi khi đi làm thủ tục vay vốn còn gặp khó khăn về vấn đề thế chấp tài sản vay vốn, trong khi đó tài sản duy nhất của Cty chỉ có nhà xưởng không đủ khả năng để thế chấp”, vị giám đốc này cho biết.
Trong khi đó, cũng có trường hợp DN đến tự nguyện xin vay với lãi suất 16%, thậm chí 17% song NH lại không dám liều cho vay. Bởi vì, nếu cho vay dễ dãi thì chỉ vài tháng, tăng trưởng tín dụng có thể dương vài phần trăm, nhưng gánh nặng nợ xấu sẽ khó tránh khỏi. Có thể dễ dàng nhận thấy, các NH hiện đang siết chặt điều kiện vay sau khi đã tăng trưởng tín dụng quá nóng thời gian vừa qua. Đồng thời nợ quá hạn cao cũng tác động đến quá trình xét hồ sơ vay của DN.
“Trước đây, chỉ cần đáp ứng quá nửa tiêu chí thì DN có thể được xem xét cho vay, nhưng bây giờ thì mọi quy định về chất lượng tín dụng đang rất khắt khe, trong khi các NH phải đối mặt với nợ xấu lớn nên cũng “soi” kỹ hồ sơ vay. Đây sẽ là rào cản cho DN khi muốn vay vốn”, trưởng phòng giao dịch của một NHTMCP có chi nhánh tại TPHCM cho biết.
Trong khi đó, cũng có trường hợp DN đến tự nguyện xin vay với lãi suất 16%, thậm chí 17% song NH lại không dám liều cho vay. Bởi vì, nếu cho vay dễ dãi thì chỉ vài tháng, tăng trưởng tín dụng có thể dương vài phần trăm, nhưng gánh nặng nợ xấu sẽ khó tránh khỏi. Có thể dễ dàng nhận thấy, các NH hiện đang siết chặt điều kiện vay sau khi đã tăng trưởng tín dụng quá nóng thời gian vừa qua. Đồng thời nợ quá hạn cao cũng tác động đến quá trình xét hồ sơ vay của DN.
“Trước đây, chỉ cần đáp ứng quá nửa tiêu chí thì DN có thể được xem xét cho vay, nhưng bây giờ thì mọi quy định về chất lượng tín dụng đang rất khắt khe, trong khi các NH phải đối mặt với nợ xấu lớn nên cũng “soi” kỹ hồ sơ vay. Đây sẽ là rào cản cho DN khi muốn vay vốn”, trưởng phòng giao dịch của một NHTMCP có chi nhánh tại TPHCM cho biết.
Nguyên nhân chính khiến cho dòng chảy vốn bị tắc nghẽn là do DN chưa có niềm tin mạnh mẽ với chính sách. (Ảnh minh họa)
Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn và nền kinh tế không hấp thụ được vốn. DN và các NH cũng không thể ngày qua ngày chỉ gặp nhau qua những cuộc “đối thoại để tháo gỡ” nhưng rồi mọi thứ tắc vẫn cứ tắc. Việc cần làm duy nhất hiện nay là phải giảm ngay lãi suất trong thời điểm này, không thể đợi lâu hơn được nữa, kể cả với trần lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay.
Không ít chuyên gia tài chính đều đồng tình với ý kiến lãi suất huy động trước mắt có thể giảm thêm 1%/năm và tiếp tục xem xét để giảm dần vào những tháng cuối năm, dựa trên diễn biến của thị trường và tình hình lạm phát. Chỉ hạ lãi suất, mới có thể giải quyết được các điểm nghẽn của nền kinh tế. Thực tế, lạm phát tăng trong 2 tháng đầu năm không phải là điều đáng lo ngại và được dự báo sẽ theo chiều hướng giảm dần. Vì thế, trần lãi suất đầu vào trước mắt có thể giảm ngay về 7%/năm và tiếp tục xem xét để điều chỉnh về mức phù hợp trong thời gian tới. Có như vậy, lãi suất cho vay mới thêm điều kiện giảm để khơi thông dòng chảy tín dụng.
Kết quả khảo sát DN thuộc Hiệp hội DN TPHCM được thực hiện đầu năm 2013:
- 84% DN cho rằng họ gặp khó khăn do chi phí, lệ phí và thuế còn khá cao.
- 76% cho rằng chi phí lãi vay NH quá cao. Nhiều DN cho biết đang phải vay với lãi suất 19-21%/năm.
- 76% cho rằng khó khăn của DN là do suy thoái kinh tế toàn cầu.
- 64% DNNVV cho biết khó tiếp cận vốn vay NH. Các điều kiện để NH đánh giá tín nhiệm để được vay đã sử dụng hết rồi, tài sản thế chấp không còn, tình hình sản xuất ngày càng èo uột lại càng khó vay hơn.
- 92% DN cho biết muốn có chính sách miễn giảm, gia hạn thuế, điều chỉnh giá thuê đất.
Theo Gia Miêu (Lao động)