Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi đối thoại với thanh niên sáng 14/12
Từ 8 giờ 5 phút sáng 14/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu cuộc đối thoại với các đại biểu đại diện cho hơn 7 triệu đoàn viên thanh niên từ mọi miền Tổ quốc dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.
Đúng 8h10. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu bước vào hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội).
Ngoài thủ tướng, đoàn đại biểu của chính phủ tham dự buổi đối thoại gồm có Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ Nguyễn Quân.
Ngoài thủ tướng, đoàn đại biểu của chính phủ tham dự buổi đối thoại gồm có Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ Nguyễn Quân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi đối thoại với thanh niên sáng 14/12 - Ảnh: Nguyễn Khánh
8h15. Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Thị Hà trình bày dự thảo nội dung ban hành nghị quyết liên tịch, quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Bí thư Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh cùng tham gia lễ ký kết. Nội dung nghị quyết và quy chế phối hợp sẽ bắt đầu có hiệu lực trong năm 2013.
8h25. Đoàn chủ trì đối thoại gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh, cùng thư ký buổi đối thoại là Bí thư Trung ương Đoàn Phan Văn Mãi và Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Thị Hà, bắt đầu vào bàn làm việc điều hành buổi đối thoại.
8h25. Đoàn chủ trì đối thoại gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh, cùng thư ký buổi đối thoại là Bí thư Trung ương Đoàn Phan Văn Mãi và Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Thị Hà, bắt đầu vào bàn làm việc điều hành buổi đối thoại.
Các đại biểu lắng nghe phần trao đổi của Thủ tướng - Ảnh: Nguyễn Khánh
Thủ tướng phát biểu: "Hôm nay tôi cùng phó thủ tướng cùng các bộ trưởng rất vui mừng trao đổi ý kiến với các bạn đoàn viên thanh niên đại diện, lực lượng rường cột của dân tộc, đất nước ta đã về thủ đô Hà Nội dự đại hội X. Đây là đại hội của thế hệ trẻ xây hoài bão lớn, rèn đức luyện tài, đoàn kết sáng tạo, xung kích và bảo vệ Tổ quốc. Thay mặt chính phủ kính chúc các bạn thanh niên hạnh phúc, thành công."
"Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ". Bác đã căn dặn bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đời sau là điều rất quan trọng, cần thiết. Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên trở thành người kế tục sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên của chúng ta. Những lời căn dặn của Bác Hồ đã khẳng định niềm tin mãnh liệt về tuổi trẻ của dân tộc."
"Với tinh thần đó, Đảng ta luôn xác định công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương chính sách, đào tạo thành niên kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta."
"Trong những năm qua, sự suy thoái kinh tế toàn cầu tác động kinh tế tiêu cực tới nước ta. Chúng ta đã cơ bản giữ được ổn định nền kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng, tiếp tục cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững an ninh, ổn định xã hội, độc lập chủ quyền quốc gia và tiếp tục nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế. Trong đó có vai trò của tuổi trẻ."
"Tuy nhiên đối mặt với thách thức, hạn chế yếu kém không nhỏ, phải nỗ lực đoàn kết vượt qua. Chính phủ phải làm gì và làm thế nào để thế hệ trẻ phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, để Đoàn TNCS HCM hoạt động tốt hơn, thiết thực, hiệu quả hơn. Thanh niên phải thế nào để thực sự là rường cột của đất nước, là đội hậu bị tin cậy của Đảng, để tuổi trẻ mãi mãi xứng đáng với dân tộc."
"Với tinh thần đó tôi và các thành viên chính phủ sẵn sàng đối thoại với tất cả các bạn."
Đào tạo đại học tràn lan
8h30. Mở đầu buổi đối thoại đại biểu Đào Xuân Yên (Thanh Hóa) phát biểu về tình trạng đào tạo ĐH tràn lan, chưa gắn kết với xã hội, dẫn đến thừa thầy thiếu thợ, siên viên ra trường xin việc khó khăn, gây nên những tiêu cực trong tuyển dụng.
Về vấn đề này, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ: "Trước hết tôi xin khẳng định, nền kinh tế chúng ta nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta, đất nước chúng ta đang thiếu cả thầy cả thợ, chứ không phải thừa thầy thiếu thợ. VN chúng ta đến hôm nay (2012), có 88 triệu dân, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 60 triệu, chiếm 66% dân số. Đất nước ta đang trong giai đoạn dân số vàng, 2 người trong độ tuổi lao động gắn một người phụ thuộc. Giai đoạn này kéo dài 30-33 năm."
"Đến năm 2012, số lao động được qua đào tạo các cấp chỉ 46%. Tuy nhiên tổng số này chỉ có 8% có trình độ cao đẳng, ĐH. Trong khi đó các nước phát triển, hầu hết những lao động trong độ tuổi đều được đào tạo, đào tạo lại, trong số này tỷ lệ có trình độ cao đẳng, ĐH cao hơn nhiều. Ví dụ: Malaysia 20,1%, Thái Lan 14,2%, Hàn Quốc 33,6%. nếu tính số SV trên 1 vạn dân, đến cuối 2011, 1 vạn dân có 250 SV, trong lúc Thái Lan 374, Hàn Quốc 674, Anh 380..."
"Tôi nói cái này ý là việc đào tạo nghề và trình độ cao cuả chúng ta còn quá thấp. Thứ hai cơ cấu đào tạo nước ta vẫn còn bất cập, chưa hợp lý. Ví dụ bình quân thế giới 1 đại học, 4 trung cấp, 10 công nhân kỹ thuật; còn chúng ta 1 ĐH, 1,3 trung cấp, 0,9 là công nhân kỹ thuật."
"Chính phủ đã ban hành chiến lược về dạy nghề, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, mới đây hội nghị Trung ương cũng đã quan tâm đề cập đến vấn đề này, làm thế nào để nâng cao nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo."
Vấn đề đặt ra cho các bạn trẻ chúng ta con đường lập thân, lập nghiệp, để khẳng định, tiến lên trong cuộc sống rất rộng mở. Chính phủ rất hoan nghênh, đánh giá cao các bạn đã có khả năng, điều kiện thi đỗ, vào học vào cao đẳng, ĐH, trên ĐH. Chúng tôi rất vui mừng, cả nước hiện có 2,2 triệu sinh viên cao đẳng, ĐH trở nên, lực lượng rất cần có công cuộc phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chính phủ đã tạo điều kiện tối đa cho công tác học tập, ví dụ "không để một em SV nào thi đỗ mà phải bỏ học vì điều kiện khó khăn". Đảng, Chính phủ nhận thức đất nước ta đang rất thiếu đội ngũ này cho công cuộc phát triển đất nước.
"Ngược lại đất nước ta cũng rất thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Vì vậy những bạn chưa có điều kiện học cao đẳng, đại học thì học nghề là con đường tốt. Con đường vẫn tạo điều kiện cho các bạn trẻ lập thân, lập nghiệp, thành công trong cuộc sống".
"Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ". Bác đã căn dặn bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đời sau là điều rất quan trọng, cần thiết. Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên trở thành người kế tục sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên của chúng ta. Những lời căn dặn của Bác Hồ đã khẳng định niềm tin mãnh liệt về tuổi trẻ của dân tộc."
"Với tinh thần đó, Đảng ta luôn xác định công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương chính sách, đào tạo thành niên kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta."
"Trong những năm qua, sự suy thoái kinh tế toàn cầu tác động kinh tế tiêu cực tới nước ta. Chúng ta đã cơ bản giữ được ổn định nền kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng, tiếp tục cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững an ninh, ổn định xã hội, độc lập chủ quyền quốc gia và tiếp tục nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế. Trong đó có vai trò của tuổi trẻ."
"Tuy nhiên đối mặt với thách thức, hạn chế yếu kém không nhỏ, phải nỗ lực đoàn kết vượt qua. Chính phủ phải làm gì và làm thế nào để thế hệ trẻ phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, để Đoàn TNCS HCM hoạt động tốt hơn, thiết thực, hiệu quả hơn. Thanh niên phải thế nào để thực sự là rường cột của đất nước, là đội hậu bị tin cậy của Đảng, để tuổi trẻ mãi mãi xứng đáng với dân tộc."
"Với tinh thần đó tôi và các thành viên chính phủ sẵn sàng đối thoại với tất cả các bạn."
Đào tạo đại học tràn lan
8h30. Mở đầu buổi đối thoại đại biểu Đào Xuân Yên (Thanh Hóa) phát biểu về tình trạng đào tạo ĐH tràn lan, chưa gắn kết với xã hội, dẫn đến thừa thầy thiếu thợ, siên viên ra trường xin việc khó khăn, gây nên những tiêu cực trong tuyển dụng.
Về vấn đề này, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ: "Trước hết tôi xin khẳng định, nền kinh tế chúng ta nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta, đất nước chúng ta đang thiếu cả thầy cả thợ, chứ không phải thừa thầy thiếu thợ. VN chúng ta đến hôm nay (2012), có 88 triệu dân, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 60 triệu, chiếm 66% dân số. Đất nước ta đang trong giai đoạn dân số vàng, 2 người trong độ tuổi lao động gắn một người phụ thuộc. Giai đoạn này kéo dài 30-33 năm."
"Đến năm 2012, số lao động được qua đào tạo các cấp chỉ 46%. Tuy nhiên tổng số này chỉ có 8% có trình độ cao đẳng, ĐH. Trong khi đó các nước phát triển, hầu hết những lao động trong độ tuổi đều được đào tạo, đào tạo lại, trong số này tỷ lệ có trình độ cao đẳng, ĐH cao hơn nhiều. Ví dụ: Malaysia 20,1%, Thái Lan 14,2%, Hàn Quốc 33,6%. nếu tính số SV trên 1 vạn dân, đến cuối 2011, 1 vạn dân có 250 SV, trong lúc Thái Lan 374, Hàn Quốc 674, Anh 380..."
"Tôi nói cái này ý là việc đào tạo nghề và trình độ cao cuả chúng ta còn quá thấp. Thứ hai cơ cấu đào tạo nước ta vẫn còn bất cập, chưa hợp lý. Ví dụ bình quân thế giới 1 đại học, 4 trung cấp, 10 công nhân kỹ thuật; còn chúng ta 1 ĐH, 1,3 trung cấp, 0,9 là công nhân kỹ thuật."
"Chính phủ đã ban hành chiến lược về dạy nghề, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, mới đây hội nghị Trung ương cũng đã quan tâm đề cập đến vấn đề này, làm thế nào để nâng cao nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo."
Vấn đề đặt ra cho các bạn trẻ chúng ta con đường lập thân, lập nghiệp, để khẳng định, tiến lên trong cuộc sống rất rộng mở. Chính phủ rất hoan nghênh, đánh giá cao các bạn đã có khả năng, điều kiện thi đỗ, vào học vào cao đẳng, ĐH, trên ĐH. Chúng tôi rất vui mừng, cả nước hiện có 2,2 triệu sinh viên cao đẳng, ĐH trở nên, lực lượng rất cần có công cuộc phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chính phủ đã tạo điều kiện tối đa cho công tác học tập, ví dụ "không để một em SV nào thi đỗ mà phải bỏ học vì điều kiện khó khăn". Đảng, Chính phủ nhận thức đất nước ta đang rất thiếu đội ngũ này cho công cuộc phát triển đất nước.
"Ngược lại đất nước ta cũng rất thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Vì vậy những bạn chưa có điều kiện học cao đẳng, đại học thì học nghề là con đường tốt. Con đường vẫn tạo điều kiện cho các bạn trẻ lập thân, lập nghiệp, thành công trong cuộc sống".
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Tỉnh Đoàn Quảng Ninh) đặt câu hỏi cho Bộ trường Bộ ĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền: "Trong cuộc sống Bộ trưởng sắp xếp công việc cơ quan và gia đình như thế nào để hoàn thành trọn vẹn?" Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Trong độ tuổi TN chưa bao giờ nghĩ tới cương vị công tác. Tôi là người trưởng thành từ công tác Đoàn từ chi Đoàn cơ sở, Đoàn xã, huyện Đoàn... cho đến nay. Đây là cơ hội cho tôi rèn luyện vững vàng hơn. Đến nay tôi khẳng định tuổi trẻ có hoài bão, tin vào chính mình, có nghị lực thì cả việc riêng lẫn sự nghiệp đều có thể vượt qua và thành công. Với cương vị Bộ trưởng trách nhiệm giao cho rất to lớn nhưng tôi phải chủ động sắp xếp công việc, chia sẻ động viên thành viên trong gia đình mình để hoàn thành cả hai nơi. Gia đình có hạnh phúc thì mới toàn tâm toàn ý cho công việc được. |
"Thực tế thế giới và ở nước ta nhiều người thành đạt, trưởng thành từ con đường này. Do đó con đường học tập của chúng ta rất rộng mở. Vấn đề đặt ra là phải thực chất, học thật, tài năng thật, năng lực thật. Dù con đường nào, mỗi người một điều kiện hoàn cảnh, học cao hay thấp hay học nghề, nhân tố quyết định sự thành công của mỗi bạn trẻ là phải có hoài bão, quyết tâm, ý chí, bản lĩnh, phải sống có nghĩa tình, trách nhiệm với gia đình, xã hội, với dân tộc."
Để khắc phục những vấn đề này cần phải kết hợp nhiều giải pháp.
Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn (Đoàn cơ quan Trung ương Đoàn) phát biểu: "Trong thời gian qua Chính phủ phối hợp với ngành lao động thương binh xã hội triển khai đề án 103 về nghề nghiệp việc làm đã đạt được một số kết quả khích lệ. Tuy nhiên khó khăn phát sinh đó là nguồn vốn cung cấp chưa kịp thời. Thứ hai định hướng cho trung tâm tập trung vào tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề hay giải quyết việc làm chưa định hình rõ. Xin báo cáo Thủ tướng để có chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm."
Thủ tướng trả lời: Đúng là kế hoạch đã phê duyệt rồi, kinh phí đã bố trí rồi nhưng do suy thoái kinh tế nên nguồn vốn còn khó khăn. Sẽ xét lại để bố trí đủ kinh phí ngân sách cho Trung ương Đoàn hoàn thành xây dựng các trung tâm này. Đề nghị các đồng chí phải quản lý tốt.
"Trước hết Đoàn TN nên tập trung và hướng nghiệp và giới thiệu việc làm. Còn việc dạy nghề ở góc độ chừng mực. Việc dạy nghề đã giao cho Bộ LĐTB&XH và một số ngành khác, đồng thời khuyến khích xã hội hóa, phát triển các trường nghề."
Để khắc phục những vấn đề này cần phải kết hợp nhiều giải pháp.
Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn (Đoàn cơ quan Trung ương Đoàn) phát biểu: "Trong thời gian qua Chính phủ phối hợp với ngành lao động thương binh xã hội triển khai đề án 103 về nghề nghiệp việc làm đã đạt được một số kết quả khích lệ. Tuy nhiên khó khăn phát sinh đó là nguồn vốn cung cấp chưa kịp thời. Thứ hai định hướng cho trung tâm tập trung vào tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề hay giải quyết việc làm chưa định hình rõ. Xin báo cáo Thủ tướng để có chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm."
Thủ tướng trả lời: Đúng là kế hoạch đã phê duyệt rồi, kinh phí đã bố trí rồi nhưng do suy thoái kinh tế nên nguồn vốn còn khó khăn. Sẽ xét lại để bố trí đủ kinh phí ngân sách cho Trung ương Đoàn hoàn thành xây dựng các trung tâm này. Đề nghị các đồng chí phải quản lý tốt.
"Trước hết Đoàn TN nên tập trung và hướng nghiệp và giới thiệu việc làm. Còn việc dạy nghề ở góc độ chừng mực. Việc dạy nghề đã giao cho Bộ LĐTB&XH và một số ngành khác, đồng thời khuyến khích xã hội hóa, phát triển các trường nghề."
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền trả lời các đại biểu - Ảnh: Nguyễn Khánh
Đại biểu Bùi Thế Duy: Để hướng tới công nghiệp hóa, cần có trí thức trẻ, đặc biệt lưu học sinh học tập ở nước ngoài. Ngoài việc lo lắng về chế độ chính sách đãi ngộ, trí thức trẻ lo ngại liệu có được trọng dụng hay là để "trưng bày" hoặc "cất vào ngăn tủ"?
Theo yêu cầu của Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình có phát biểu thêm tại buổi đối thoại: Trong thời gian sắp tới sẽ tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất hơn nữa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng. Các tổ chức tín dụng cũng nâng cáo điều kiện cho vay để tránh nợ xấu vì vậy các doanh nghiệp phải xây dựng hình ảnh tốt. Nhiệm vụ sắp tới là cải tổ lại chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, áp dụng nhiều KHCN KT tạo ra giá trị gia tăng hơn của nền kinh tế. Chính phủ trông chờ vào thanh niên, giới trẻ của chúng ta. Chúng ta khi sử dụng đồng vốn của nhân dân hiệu quả. Về phía hệ thống ngân hàng chúng tôi luôn ủng hộ các dự án, đặc biệt là các dự án phát triển khoa học công nghệ. Chính phủ cũng ưu tiên các cơ chế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trẻ áp dụng các trình độ công nghệ tiên tiến. |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đất nước ta luôn cần nguồn đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Một mặt, Đảng và Nhà nước ta tập trung phát triển giáo dục, đào tạo các cấp học trong nước vừa nâng cao chất lượng, tăng quy mô hợp lý đáp ứng nhu cầu của đất nước. Mặt khác, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện, quan tâm tới 4 triệu đồng bào, 100.000 học sinh sinh viên đang học ở các nước, rất quan tâm tới nguồn nhân lực này và có nhiều chính sách khuyến khích đồng bào, HSSV về góp phần dựng xây đất nước.
Trong thực tế có nhiều vấn đề chưa đáp ứng được đối với một số người được đào tạo cao ở ngành này, ngành khác. Chính phủ đang rà soát, bổ sung các chính sách. Mặt khác, các công dân và đồng bào ta đang học tập, làm việc, sinh sống ở nước ngoài cũng cần chia sẻ rằng, dù nước ta đã gặt hái được thành tựu nhưng còn rất nhiều khó khăn, để từ đó về nước tìm kiếm công việc hợp lý cho bản thân và cống hiến cho đất nước.
Đảng, Nhà nước luôn mời gọi, khuyến khích thanh niên Việt Nam về nước làm việc cống hiến. Như GS Ngô Bảo Châu là một ví dụ. GS Ngô Bảo Châu có nói với tôi làm việc ở trong nước lương rất thấp so với nước ngoài nhưng vẫn một năm ba tháng về làm việc miệt mài.
Đại biểu Đặng Tất Dũng (chủ tịch Hội SV VN tại Leeds - Vương quốc Anh): Nước ta chưa tổ chức được lực lượng sử dụng nguồn nhân lực, thể hiện ở công tác dự báo nhân lực còn kém. Thứ hai, việc sử dụng nguồn nhân lực còn kém, chưa tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đây là một trong những khó khăn khiến du học sinh ngại về nước làm việc?
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Cơ chế phát triển nguồn nhân lực là hoàn toàn mới, từ trước năm 2010 chúng ta chưa có một cơ quan quốc gia dự báo nguồn nhân lực. Năm 2010 Thủ tướng đã phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực, chúng ta có một đầu bài cho sự phát triển nguồn nhân lực. Đầu năm 2012 tất cả các bộ ngành, địa phương đã phê duyệt xong. Như vậy cơ chế đã có. Thứ hai, các địa phương, ngành cần nguồn nhân lực có trình độ cao, còn để ý tới vốn, khai thác đất, trong lúc cơ chế về nhân lực chưa rõ. Thứ ba, người sử dụng nhân lực là các doanh nghiệp dù than phiền về chất lượng lao động nhưng chưa tham gia, chưa vào cuộc. Do vậy cần có sự tham gia vào cuộc từ nhiều phía.
Trong thực tế có nhiều vấn đề chưa đáp ứng được đối với một số người được đào tạo cao ở ngành này, ngành khác. Chính phủ đang rà soát, bổ sung các chính sách. Mặt khác, các công dân và đồng bào ta đang học tập, làm việc, sinh sống ở nước ngoài cũng cần chia sẻ rằng, dù nước ta đã gặt hái được thành tựu nhưng còn rất nhiều khó khăn, để từ đó về nước tìm kiếm công việc hợp lý cho bản thân và cống hiến cho đất nước.
Đảng, Nhà nước luôn mời gọi, khuyến khích thanh niên Việt Nam về nước làm việc cống hiến. Như GS Ngô Bảo Châu là một ví dụ. GS Ngô Bảo Châu có nói với tôi làm việc ở trong nước lương rất thấp so với nước ngoài nhưng vẫn một năm ba tháng về làm việc miệt mài.
Đại biểu Đặng Tất Dũng (chủ tịch Hội SV VN tại Leeds - Vương quốc Anh): Nước ta chưa tổ chức được lực lượng sử dụng nguồn nhân lực, thể hiện ở công tác dự báo nhân lực còn kém. Thứ hai, việc sử dụng nguồn nhân lực còn kém, chưa tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đây là một trong những khó khăn khiến du học sinh ngại về nước làm việc?
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Cơ chế phát triển nguồn nhân lực là hoàn toàn mới, từ trước năm 2010 chúng ta chưa có một cơ quan quốc gia dự báo nguồn nhân lực. Năm 2010 Thủ tướng đã phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực, chúng ta có một đầu bài cho sự phát triển nguồn nhân lực. Đầu năm 2012 tất cả các bộ ngành, địa phương đã phê duyệt xong. Như vậy cơ chế đã có. Thứ hai, các địa phương, ngành cần nguồn nhân lực có trình độ cao, còn để ý tới vốn, khai thác đất, trong lúc cơ chế về nhân lực chưa rõ. Thứ ba, người sử dụng nhân lực là các doanh nghiệp dù than phiền về chất lượng lao động nhưng chưa tham gia, chưa vào cuộc. Do vậy cần có sự tham gia vào cuộc từ nhiều phía.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trả lời các đại biểu - Ảnh: Nguyễn Khánh
Đại biểu Phạm Liên Hà (sinh viên Học viện Ngoại giao): Thời gian sắp tới Chính phủ có chính sách gì trong việc hỗ trợ vay vốn và chỗ ở ký túc xá cho sinh viên?
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Năm 2007, chúng ta có chủ trương cho vay nhưng danh sách sinh viên được vay vốn chỉ có 300.000 sinh viên. Sau đó Thủ tướng chỉ đạo một chương trình vay mới, mức vay là 800.000 đồng/tháng. Trong 5 năm qua đã có tổng số 2,8 triệu sinh viên được vay vốn, đây là tỉ lệ cao nhất trong ASEAN. Trong thời gian tới chủ trương là tăng nhưng do kinh tế còn khó khăn nên chỉ tăng quy mô vay, còn mức vay thì căn cứ vào tình hình cụ thể thực tế để xem xét.
Về chỗ ở KTX, năm 2009 có 22% sinh viên được ở KTX. Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu đạt 60%, tuy nhiên đây là chương trình hết sức tốn kém. Năm 2012 đặt chỉ tiêu phấn đấu có 200.000 chỗ ở KTX nhưng hiện nay đã vượt chỉ tiêu đạt được 300.000 chỗ ở, nâng tỉ lệ lên 34%.
Tiếp lời Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo công tác giáo dục đào tạo, làm hết sức mình kể cả trong khó khăn vẫn cố gắng đảm bảo bố trí đủ kinh phí cho SV vay học tập. Vừa rồi tôi ký quyết định phân bổ ngân sách tới 2015, trong đó kinh phí xây dựng KTX khẳng định không thiếu một đồng nào. Đây là mục tiêu quan trọng bởi chỉ có học mới có thể đưa đất nước đi lên.
Đại biểu Võ Xuân Vinh (Viện KHXH VN) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Nguyễn Quân: Tháng 4, nghị định 29 về quy định tuyển dụng và sử dụng viên chức, trong đó có xét tuyển đặc cách SV tốt nghiệp, giỏi, xuất sắc, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên khó khăn hiện nay với nhà khoa học trẻ là lương rất thấp. Dẫn tới hệ lụy, các cơ sở KH ít thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao, thứ hai một số người bỏ ra ngoài cơ quan nhà nước làm. Mong bộ trưởng cho biết gỡ vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Chúng tôi cũng rất trăn trở, có hiện tượng chảy máu chất xám từ nhà nước ra tư nhân, từ nhà nước ra đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, hiện tượng đi học nước ngoài không tha thiết về nước làm việc... Nghị quyết số 20 của BCH Trung ương vừa rồi tiếp tục khẳng định KHCN là quốc sách hàng đầu.
Đối với cán bộ trẻ, chúng tôi sẽ đề xuất với Bộ Nội vụ có chính sách sắp tới trong nghiên cứu khoa học. Chương trình hành động của các bộ ngành sắp tới chúng tôi cũng xây dựng chính sách để đảm bảo cho cán bộ trẻ sống được bằng nghiên cứu khoa học. Chúng tôi sẽ cụ thể hóa chính sách để xác định được tài năng trẻ thực sự, giao cho họ tự chủ về ngân sách nhất định để nghiên cứu khoa học, xây dựng một số trường, viện nghiên cứu về khoa học mới... Đây sẽ là những nơi ươm mầm cho các tài năng, sáng kiến, công trình khoa học.
Đảng, Nhà nước cũng xác định đổi mới cơ chế tài chính để huy động nguồn lực cho nghiên cứu khoa học, cái tiến chế độ tiền lương cho nhà khoa học trẻ, tạo môi trường thuận lợi nhất cho nghiên cứu khoa học...
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Năm 2007, chúng ta có chủ trương cho vay nhưng danh sách sinh viên được vay vốn chỉ có 300.000 sinh viên. Sau đó Thủ tướng chỉ đạo một chương trình vay mới, mức vay là 800.000 đồng/tháng. Trong 5 năm qua đã có tổng số 2,8 triệu sinh viên được vay vốn, đây là tỉ lệ cao nhất trong ASEAN. Trong thời gian tới chủ trương là tăng nhưng do kinh tế còn khó khăn nên chỉ tăng quy mô vay, còn mức vay thì căn cứ vào tình hình cụ thể thực tế để xem xét.
Về chỗ ở KTX, năm 2009 có 22% sinh viên được ở KTX. Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu đạt 60%, tuy nhiên đây là chương trình hết sức tốn kém. Năm 2012 đặt chỉ tiêu phấn đấu có 200.000 chỗ ở KTX nhưng hiện nay đã vượt chỉ tiêu đạt được 300.000 chỗ ở, nâng tỉ lệ lên 34%.
Tiếp lời Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo công tác giáo dục đào tạo, làm hết sức mình kể cả trong khó khăn vẫn cố gắng đảm bảo bố trí đủ kinh phí cho SV vay học tập. Vừa rồi tôi ký quyết định phân bổ ngân sách tới 2015, trong đó kinh phí xây dựng KTX khẳng định không thiếu một đồng nào. Đây là mục tiêu quan trọng bởi chỉ có học mới có thể đưa đất nước đi lên.
Đại biểu Võ Xuân Vinh (Viện KHXH VN) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Nguyễn Quân: Tháng 4, nghị định 29 về quy định tuyển dụng và sử dụng viên chức, trong đó có xét tuyển đặc cách SV tốt nghiệp, giỏi, xuất sắc, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên khó khăn hiện nay với nhà khoa học trẻ là lương rất thấp. Dẫn tới hệ lụy, các cơ sở KH ít thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao, thứ hai một số người bỏ ra ngoài cơ quan nhà nước làm. Mong bộ trưởng cho biết gỡ vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Chúng tôi cũng rất trăn trở, có hiện tượng chảy máu chất xám từ nhà nước ra tư nhân, từ nhà nước ra đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, hiện tượng đi học nước ngoài không tha thiết về nước làm việc... Nghị quyết số 20 của BCH Trung ương vừa rồi tiếp tục khẳng định KHCN là quốc sách hàng đầu.
Đối với cán bộ trẻ, chúng tôi sẽ đề xuất với Bộ Nội vụ có chính sách sắp tới trong nghiên cứu khoa học. Chương trình hành động của các bộ ngành sắp tới chúng tôi cũng xây dựng chính sách để đảm bảo cho cán bộ trẻ sống được bằng nghiên cứu khoa học. Chúng tôi sẽ cụ thể hóa chính sách để xác định được tài năng trẻ thực sự, giao cho họ tự chủ về ngân sách nhất định để nghiên cứu khoa học, xây dựng một số trường, viện nghiên cứu về khoa học mới... Đây sẽ là những nơi ươm mầm cho các tài năng, sáng kiến, công trình khoa học.
Đảng, Nhà nước cũng xác định đổi mới cơ chế tài chính để huy động nguồn lực cho nghiên cứu khoa học, cái tiến chế độ tiền lương cho nhà khoa học trẻ, tạo môi trường thuận lợi nhất cho nghiên cứu khoa học...
Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ Nguyễn Quân trả lời các đại biểu - Ảnh: Nguyễn Khánh
Đại biểu Nguyễn Phi Long (Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Đinh La Thăng: Bộ trưởng Đánh giá như thế nào về vai trò của thanh niên trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông? Giải pháp tiếp tục triển khai trong năm 2013 về đảm bảo an toàn giao thông như thế nào?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Năm 2012, các chỉ tiêu Quốc hội đề ra đều đã vượt, tai nạn giao thông giảm cả số vụ, số người chết và bị thương, trong đó giảm gần 2.000 người chết. Trong số này có sự đóng góp rất lớn của thanh niên, từ Trung ương tới các cấp.
Năm 2013 tiếp tục là năm An toàn giao thông quốc gia với phương châm "nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông". Chúng tôi xác định đối tượng tập trung tuyên truyền vẫn là người trẻ vì người tham gia, người vi phạm và cả người tai nạn giao thông đều chủ yếu là người trẻ.
Đề nghị Đoàn TN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng quốc lộ 1A qua 31 tỉnh, thành phố, do vậy việc đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường này rất quan trọng. Chúng tôi sẽ ký kết chương trình cùng các tỉnh có tuyến đường chạy qua về việc thanh niên vào cuộc tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường này.
Đại biểu Nguyễn Thị Ngà (Bí thư Thành Đoàn Hà Nội): Qua đại hội và qua buổi đối thoại, Thủ tướng muốn gửi gắm thông điệp gì đối với tuổi trẻ cả nước?
Thủ tướng trả lời: Hơn hai giờ tôi và các thành viên chính phủ có mặt tại đây trao đổi các ý kiến thân tình với các bạn. Do thời gian có hạn nên còn nhiều điều chúng ta sẽ cùng trao đổi vào dịp khác. Những chương trình đề án đại hội chúng ta thông qua là những vấn đề tuổi trẻ, thanh niên hiện nay quan tâm nhất và cũng là những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
Qua theo dõi tình hình chung, qua đại hội Đoàn, chúng tôi thực sự tự hào về tầng lớp thanh niên có kiến thức, bản lĩnh và suy nghĩ sâu sắc về đất nước, dân tộc và thời đại. Những điều đặt ra không chỉ là những nguyện vọng chính đáng, băn khoăn trăn trở mà còn là những ý tưởng hay góp phần cho chúng tôi điều hành đất nước. Tôi đánh giá cao những ý kiến tâm huyết trách nhiệm, xây dựng của các bạn trẻ của chúng ta.
Kết thúc buổi đối thoại, thay mặt chính phủ tôi xin nhấn mạnh một vài ý sau đây:
Trước hết nói về niềm tin ly tưởng của thanh niên. Chúng ta tin tưởng và khẳng định rằng đại bộ phận thanh niên chúng ta hiện nay có niềm tin đúng đắn, sâu sắc về tương lai của đất nuớc ta, vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Mục tiêu của Đoàn thanh niên cũng là mục tiêu của Đảng của dân tộc, đó là vững bước đi lên CNXH - rất chính đáng và rất đáng tự hào.
Đảng, Nhà nước, toàn dân luôn phấn đấu, ra sức thực hiện lý tưởng này. Đảng, Nhà nước và dân tộc ta luôn tin cậy thanh niên, gắn bó mật thiết với thanh niên, điều này đã được thử thách qua nhiều chặng đường thăng trầm của lịch sử. Đảng luôn luôn đổi mới công tác lãnh đạo đối với thanh niên, thế hệ trẻ, chính quyền, đoàn thể luôn chăm lo lợi ích cho thanh niên, tiếp tục bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, nâng cao vai trò của thanh niên trong công cuộc cách mạng và xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Đảng và cả hệ thống chính trị cần làm tốt hơn vài trò này đối với Đoàn thanh niên.
Đoàn cần phải mạnh mẽ đưa khẩu hiệu của Đại hội thành hành động trong cuộc sống, thực hiện tốt cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam làm việc và học tập theo lời Bác", nghiêm túc tự rèn luyện mình, xây cái hay, cái đẹp, chống thói hư tật xấu, để cái hư, cái xấu mất dần đi, để thanh niên cùng toàn dân, toàn Đảng xây dựng đất nước to đẹp, giàu mạnh hơn.
Thứ hai, về việc chăm lo việc học tập, sáng tạo và chăm sóc, phát huy tài năng trẻ. Chúng ta khẳng định rằng trong thời đại này, tri thức và KHCN là chìa khóa phát triển đất nước. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự đóng góp, vai trò của thanh niên là rất to lớn. Đảng luôn xác định giáo dục đào tạo, phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, có chính sách hỗ trợ phát triển khoa học, trọng dụng hiền tài... Đối với Đoàn thanh niên và thanh niên cần nhận thức rõ vấn đề này, cần chú trọng học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo... Đoàn phải là chỗ dựa thật sự cho các hoạt động sáng tạo, là vườn ươm cho các mầm non sáng tạo.
Thứ ba, về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, một bộ phận lớn chưa có việc làm, thu nhập còn thấp. Đề nghị Đoàn thanh niên lắng nghe những bất cập, đề xuất những cơ chế, giải pháp cụ thể thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên.
Đảng, Nhà nước ta khẳng định tiếp tục chú trọng thực hiện công bằng xã hội trong từng bước, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thanh niên chúng ta tìm kiếm và có được việc làm thích hợp. Đối với thanh niên chúng ta phải thể hiện trách nhiệm cao nhất trong học tập văn hóa, học nghề, lập thân, lập nghiệp, đó cũng là tham gia phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ tư, về đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh thiếu niên. Cần quan tâm về nội dung, loại hình, địa điểm cho thanh thiếu niên. Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư chú ý tới các thiết chế văn hóa vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên, tăng cường các cơ chế chính sách, đầu tư xây dựng các nhà thiếu nhi, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa phục vụ cho nhu cầu của thanh thiếu nhi. Đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thế hệ trẻ.
Thứ năm, về tham gia phát triển kinh tế xã hội. Qua 25 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, đứng vào hàng ngũ các nước đang phát triển. Việt Nam ngày càng chủ động hội nhập vào kinh tế thế giới; vị thế, uy tín trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trong đó có sự đóng góp của Đoàn, của thanh niên.
Tôi rất vui mừng vì các bạn thanh niên trong buổi đối thoại hôm nay đã trình bày những ý kiến tâm huyết, tự xác định nguyện vọng tham gia đóng góp vào tiến trình đưa đất nước đi lên. Tôi mong thanh niên, thế hệ trẻ ta ngày nay tiếp tục phát huy cao độ truyền thống của thế hệ cha ông đi trước, tiếp tục xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Thứ sáu, về yêu cầu hội nhập. Thanh niên cần phải có hoài bão, kiến thức, kỹ năng tốt, ý chí, nghị lưc, sống có trách nhiệm với gia đình, đất nước. Dù ở cương vị, công việc nào, hãy phát huy làm tốt nhất, giỏi nhất để đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Thứ bảy, về nhiệm vụ trong năm 2013 và trong những năm sắp tới, sẽ là rất to lớn, nặng nề. Tôi mong Đoàn thanh niên phát huy vai trò xung kích đi đầu, cùng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tăng trưởng vĩ mô, an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, đảm bảo ổn định xã hội, giữ gìn độc lập, chủ quyền quốc gia.
Về phần mình, Chính phủ luôn nhận rõ trọng trách trước dân tộc và thế hệ trẻ, sẽ làm hết sức mình cùng toàn Đảng, toàn dân chăm lo cho thanh niên phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, được học tập, giải trí, có môi trường sống ngày càng văn minh, tiến bộ, công bằng, để thế hệ trẻ mãi mãi sống trong độc lập, tự do, bình yên, hạnh phúc.
Xin chúc mừng thành công đại hội, chúc các bạn trẻ thành công trong cuộc sống.
10g45, buổi đối thoại kết thúc.
Tiếp theo buổi đối thoại của Thủ tướng, Đại hội Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đã bước vào phiên bế mạc, kết thúc Đại hội.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Năm 2012, các chỉ tiêu Quốc hội đề ra đều đã vượt, tai nạn giao thông giảm cả số vụ, số người chết và bị thương, trong đó giảm gần 2.000 người chết. Trong số này có sự đóng góp rất lớn của thanh niên, từ Trung ương tới các cấp.
Năm 2013 tiếp tục là năm An toàn giao thông quốc gia với phương châm "nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông". Chúng tôi xác định đối tượng tập trung tuyên truyền vẫn là người trẻ vì người tham gia, người vi phạm và cả người tai nạn giao thông đều chủ yếu là người trẻ.
Đề nghị Đoàn TN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng quốc lộ 1A qua 31 tỉnh, thành phố, do vậy việc đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường này rất quan trọng. Chúng tôi sẽ ký kết chương trình cùng các tỉnh có tuyến đường chạy qua về việc thanh niên vào cuộc tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường này.
Đại biểu Nguyễn Thị Ngà (Bí thư Thành Đoàn Hà Nội): Qua đại hội và qua buổi đối thoại, Thủ tướng muốn gửi gắm thông điệp gì đối với tuổi trẻ cả nước?
Thủ tướng trả lời: Hơn hai giờ tôi và các thành viên chính phủ có mặt tại đây trao đổi các ý kiến thân tình với các bạn. Do thời gian có hạn nên còn nhiều điều chúng ta sẽ cùng trao đổi vào dịp khác. Những chương trình đề án đại hội chúng ta thông qua là những vấn đề tuổi trẻ, thanh niên hiện nay quan tâm nhất và cũng là những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
Qua theo dõi tình hình chung, qua đại hội Đoàn, chúng tôi thực sự tự hào về tầng lớp thanh niên có kiến thức, bản lĩnh và suy nghĩ sâu sắc về đất nước, dân tộc và thời đại. Những điều đặt ra không chỉ là những nguyện vọng chính đáng, băn khoăn trăn trở mà còn là những ý tưởng hay góp phần cho chúng tôi điều hành đất nước. Tôi đánh giá cao những ý kiến tâm huyết trách nhiệm, xây dựng của các bạn trẻ của chúng ta.
Kết thúc buổi đối thoại, thay mặt chính phủ tôi xin nhấn mạnh một vài ý sau đây:
Trước hết nói về niềm tin ly tưởng của thanh niên. Chúng ta tin tưởng và khẳng định rằng đại bộ phận thanh niên chúng ta hiện nay có niềm tin đúng đắn, sâu sắc về tương lai của đất nuớc ta, vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Mục tiêu của Đoàn thanh niên cũng là mục tiêu của Đảng của dân tộc, đó là vững bước đi lên CNXH - rất chính đáng và rất đáng tự hào.
Đảng, Nhà nước, toàn dân luôn phấn đấu, ra sức thực hiện lý tưởng này. Đảng, Nhà nước và dân tộc ta luôn tin cậy thanh niên, gắn bó mật thiết với thanh niên, điều này đã được thử thách qua nhiều chặng đường thăng trầm của lịch sử. Đảng luôn luôn đổi mới công tác lãnh đạo đối với thanh niên, thế hệ trẻ, chính quyền, đoàn thể luôn chăm lo lợi ích cho thanh niên, tiếp tục bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, nâng cao vai trò của thanh niên trong công cuộc cách mạng và xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Đảng và cả hệ thống chính trị cần làm tốt hơn vài trò này đối với Đoàn thanh niên.
Đoàn cần phải mạnh mẽ đưa khẩu hiệu của Đại hội thành hành động trong cuộc sống, thực hiện tốt cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam làm việc và học tập theo lời Bác", nghiêm túc tự rèn luyện mình, xây cái hay, cái đẹp, chống thói hư tật xấu, để cái hư, cái xấu mất dần đi, để thanh niên cùng toàn dân, toàn Đảng xây dựng đất nước to đẹp, giàu mạnh hơn.
Thứ hai, về việc chăm lo việc học tập, sáng tạo và chăm sóc, phát huy tài năng trẻ. Chúng ta khẳng định rằng trong thời đại này, tri thức và KHCN là chìa khóa phát triển đất nước. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự đóng góp, vai trò của thanh niên là rất to lớn. Đảng luôn xác định giáo dục đào tạo, phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, có chính sách hỗ trợ phát triển khoa học, trọng dụng hiền tài... Đối với Đoàn thanh niên và thanh niên cần nhận thức rõ vấn đề này, cần chú trọng học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo... Đoàn phải là chỗ dựa thật sự cho các hoạt động sáng tạo, là vườn ươm cho các mầm non sáng tạo.
Thứ ba, về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, một bộ phận lớn chưa có việc làm, thu nhập còn thấp. Đề nghị Đoàn thanh niên lắng nghe những bất cập, đề xuất những cơ chế, giải pháp cụ thể thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên.
Đảng, Nhà nước ta khẳng định tiếp tục chú trọng thực hiện công bằng xã hội trong từng bước, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thanh niên chúng ta tìm kiếm và có được việc làm thích hợp. Đối với thanh niên chúng ta phải thể hiện trách nhiệm cao nhất trong học tập văn hóa, học nghề, lập thân, lập nghiệp, đó cũng là tham gia phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ tư, về đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh thiếu niên. Cần quan tâm về nội dung, loại hình, địa điểm cho thanh thiếu niên. Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư chú ý tới các thiết chế văn hóa vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên, tăng cường các cơ chế chính sách, đầu tư xây dựng các nhà thiếu nhi, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa phục vụ cho nhu cầu của thanh thiếu nhi. Đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thế hệ trẻ.
Thứ năm, về tham gia phát triển kinh tế xã hội. Qua 25 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, đứng vào hàng ngũ các nước đang phát triển. Việt Nam ngày càng chủ động hội nhập vào kinh tế thế giới; vị thế, uy tín trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trong đó có sự đóng góp của Đoàn, của thanh niên.
Tôi rất vui mừng vì các bạn thanh niên trong buổi đối thoại hôm nay đã trình bày những ý kiến tâm huyết, tự xác định nguyện vọng tham gia đóng góp vào tiến trình đưa đất nước đi lên. Tôi mong thanh niên, thế hệ trẻ ta ngày nay tiếp tục phát huy cao độ truyền thống của thế hệ cha ông đi trước, tiếp tục xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Thứ sáu, về yêu cầu hội nhập. Thanh niên cần phải có hoài bão, kiến thức, kỹ năng tốt, ý chí, nghị lưc, sống có trách nhiệm với gia đình, đất nước. Dù ở cương vị, công việc nào, hãy phát huy làm tốt nhất, giỏi nhất để đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Thứ bảy, về nhiệm vụ trong năm 2013 và trong những năm sắp tới, sẽ là rất to lớn, nặng nề. Tôi mong Đoàn thanh niên phát huy vai trò xung kích đi đầu, cùng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tăng trưởng vĩ mô, an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, đảm bảo ổn định xã hội, giữ gìn độc lập, chủ quyền quốc gia.
Về phần mình, Chính phủ luôn nhận rõ trọng trách trước dân tộc và thế hệ trẻ, sẽ làm hết sức mình cùng toàn Đảng, toàn dân chăm lo cho thanh niên phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, được học tập, giải trí, có môi trường sống ngày càng văn minh, tiến bộ, công bằng, để thế hệ trẻ mãi mãi sống trong độc lập, tự do, bình yên, hạnh phúc.
Xin chúc mừng thành công đại hội, chúc các bạn trẻ thành công trong cuộc sống.
10g45, buổi đối thoại kết thúc.
Tiếp theo buổi đối thoại của Thủ tướng, Đại hội Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đã bước vào phiên bế mạc, kết thúc Đại hội.
Theo Lâm Hoài (Tuổi Trẻ)