Một tuần sau khi người dân trở lại nhịp sinh hoạt bình thường sau đợt nghỉ Tết, lực lượng cảnh sát liên tục gặp phải những pha tấn công người thi hành công vụ.
Đầu năm liên tiếp xảy ra những vụ côn đồ hành hung cảnh sát. (Ảnh minh họa).
Gây rối trật tự công cộng nhưng vẫn tấn công cảnh sát
Rạng sáng 21/2, anh Đoàn Hồng Vân và Tào Văn Thành, cán bộ công an phường Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội), mặc sắc phục đến giải quyết việc Nguyễn Văn Minh (SN 1986, ở Ngọc Lâm, Long Biên) có hành vi gây rối trật tự công cộng tại gia đình bà Đặng Thị Dân (SN 1955, ở Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, Long Biên) thì bị Minh xông ra đánh. Hai anh Vân và Thành yêu cầu Minh về trụ sở CA phường liền bị Minh lăng mạ, giật áo và tấn công.
Không đội mũ bảo hiểm, tấn công cảnh sát chấn thương sọ não
Chiều 23/2, Thiếu tá Trần Ngọc Tuấn, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và ma túy, Công an thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum cho biết: đã bắt được 5 đối tượng hành hung dã man hai cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ vào đêm 22/2, là Đại úy Phạm Ý Nguyện và Thượng úy Nguyễn Ngọc Trí, thuộc Đội Cảnh sát giao thông số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Kon Tum.
Trong 5 đối tượng bị bắt, có 3 đối tượng bị bắt khẩn cấp ngay trong đêm gồm: Nguyễn Thành Công (30 tuổi, ở tổ 15, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum); Lưu Chí Đức, Nguyễn Quang Trung (đều 17 tuổi, ở thôn Phương Quý 1 và Phương Quý 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum). Sáng 23/2, hai đối tượng Nguyễn Văn Đạt (17 tuổi, ở thôn Phương Quý 2) và Lương Vĩnh Đắc (23 tuổi, ở tổ 4, phường Hội Phú, thành phố Kon Tum) đã ra đầu thú.
Vào khoảng 10 giờ 30 phút đêm 22/2, trong lúc tổ công tác tuần tra kiểm soát thuộc Đội Cảnh sát giao thông số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Kon Tum gồm 4 cán bộ chiến sĩ, trong đó có Đại úy Phạm Ý Nguyện và Thượng úy Nguyễn Ngọc Trí đang thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giao thông trên đường Hồ Chí Minh, thuộc phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum thì phát hiện 3 thanh niên đi trên một mô tô không đội mũ bảo hiểm, đánh võng, quẹt chân chống xuống đường. Tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe nhưng người điều khiển không chấp hành tăng ga bỏ chạy.
Nghi vấn các đối tượng này là thủ phạm vụ dùng gạch đá ném vào xe tuần tra ngày 19/2, Đại úy Phạm Ý Nguyện và Thượng úy Nguyễn Ngọc Trí điều khiển ô tô tiến hành truy đuổi. Đến đường Nguyễn Văn Cừ thì mất dấu 3 đối tượng trên nhưng lại xuất hiện 1 tốp gồm 4 thanh niên đi trên 2 xe gắn máy. Một trong số thanh niên này ném mũ bảo hiểm vào xe tuần tra, sau đó gọi điện thoại cho 2 thanh niên khác đến tiếp ứng.
Ngay sau đó, nhóm đối tượng đã sử dụng gậy gỗ và gạch đá chuẩn bị từ trước vây đánh hai cảnh sát giao thông. Do bị tấn công bất ngờ, hai anh Nguyện và Trí chỉ còn biết chống đỡ. Hậu quả, Đại úy Phạm Ý Nguyện bị chấn thương sọ não, gãy rời tay trái… Thượng úy Nguyễn Ngọc Trí bị đa chấn thương vùng đầu và mặt hiện đang điều trị tại Bệnh viện quân đội 211- Gia Lai.
Cùng với việc hành hung dã man hai chiến sĩ cảnh sát giao thông, nhóm đối tượng trên còn dùng gạch đá, gậy gộc đập vỡ kính xe ô tô tuần tra rồi bỏ trốn.
Vụ việc đang được Công an thành phố Kon Tum tích cực điều tra làm rõ.
Hù dọa cảnh sát bằng những mối quan hệ "ảo"
Vào lúc 22h20 phút ngày 22/2, tại ngã ba Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận (Hà Nội), tổ công tác đặc biệt 141/Y4 Công an thành phố Hà Nội phát hiện chiếc xe ô tô biển kiểm soát 16L - 5795 có dấu hiệu nghi vấn đã yêu cầu dừng xe kiểm tra.
Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện trong gầm xe đựng rất nhiều hàng hóa, đặc biệt có 2 bao tải lớn đựng hàng hóa không có hóa đơn đi kèm. Lúc này, một người phụ nữ xuống xe nói với giọng "hù dọa" tổ công tác: "Hàng của anh em đội 5 đấy mà, chị quen anh Thắng" (Trưởng phòng cảnh sát Giao thông Công an thành phố Hà Nội - PV), để "lòe" tổ công tác.
Các chiến sĩ trong tổ công tác yêu cầu người phụ nữ này gọi điện cho "người quen" đến nhận hàng thì người này lại bảo: "Hàng của người ta gửi xe chị không biết".
Qua kiểm đếm, tổ công tác phát hiện 389 chiếc quần Kaki các loại có nguồn gốc nước ngoài không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Lúc này, chủ xe vi phạm là Bùi Văn Huân (SN 1980, trú tại 27/15/88 Phạm Hữu Điều, Lê Chân, Hải Phòng) liền bảo: "Hàng hóa người ta gửi dọc đường em không biết là hàng gì".
Tổ công tác đã lập biên bản bàn giao tang vật và phương tiện cho đội cảnh sát kinh tế, Công an huyện Gia Lâm để tiếp tục điều tra làm rõ.
Trước đó, vào lúc 9h20 sáng 18/2, trên địa bàn phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh cũng đã xảy ra vụ "hù dọa" cảnh sát giao thông khi "khoe" quen trợ lý một Thứ trưởng Bộ Công an. Cụ thể, vào thời điểm nói trên, khi thấy chiếc xe khách mang BKS 17B-00415 (Thái Bình) dừng xe, giao hàng cho hành khách không đúng nơi quy định (giao hàng tại một cây xăng ở trung tâm TP Hà Tĩnh), tổ tuần tra xử lý lực lượng CSGT Công an TP Hà Tĩnh đã tiếp cận để xử lý.
Cho rằng lực lượng CSGT kiểm tra không đúng quy trình, chức năng, toàn bộ lái xe, lơ xe gồm 4 người đã nhảy xuống lớn tiếng đôi co với các chiến sĩ CSGT. Lợi dụng số đông người dân đứng xem, tài xế và lơ xe ra sức mạt sát các chiến sĩ.
Đáng chú ý, khi tổ tuần tra đang yêu cầu chủ xe xuất trình các giấy tờ liên quan, một tài xế mặc áo đen tên Tám đã rút điện thoại di động gọi cho ai đó, rồi "dọa" tổ CSGT là vừa gọi cho trợ lý một Thứ trưởng Bộ Công an. Trung tá Nguyễn Trường Kỷ, một thành viên trong tổ xử lý CSGT Công an TP Hà Tĩnh vặn hỏi gọi cho ai, đối tượng Tám trả lời: “Tôi gọi cho anh Tân, trợ lý anh Trường, Thứ trưởng Bộ Công an”. Ngay sau đó, tài xế Tám đưa máy điện thoại để Trung tá Kỷ nói chuyện với "trợ lý Thứ trưởng Bộ Công an".
Lời kết
Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 9 ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, tội phạm chống người thi hành công vụ, tội phạm cướp giật, giết người tăng... Việc chủ động phòng ngừa đối với loại hình tội phạm nói trên cũng được Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Theo quy định của pháp luật, mọi hành vi chống người thi hành công vụ đều bị xử lý. Tuy nhiên, có một thực tế mà chính Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang đã từng phải thừa nhận rằng, hành vi chống người thi hành công vụ của các đối tượng cũng có một phần lỗi của những người thực thi công vụ. Như trong trường hợp "hù dọa" cảnh sát giao thông Công an TP. Hà Tĩnh nói trên, trong trường hợp này, các lái xe lẽ ra phải bị xử lý nghiêm thì lại chỉ bị nhắc nhở nhẹ nhàng và cho đi ngay. Việc "dễ dãi" này vô hình chung khiến cho các đối tượng "nhờn" mà tiếp tục tái phạm trong các lần sau.
Việc "thượng tôn pháp luật" là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân, đây cũng là đòi hỏi đối với những cán bộ thực hiện trọng trách bảo vệ pháp luật. Chính vì vậy, với mỗi việc làm sai, hy vọng mỗi người có thái độ đúng để sửa lỗi, chứ không phải biết sai vẫn cố cãi để dẫn đến hành động chống người thi hành công vụ đáng tiếc như trên.
Rạng sáng 21/2, anh Đoàn Hồng Vân và Tào Văn Thành, cán bộ công an phường Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội), mặc sắc phục đến giải quyết việc Nguyễn Văn Minh (SN 1986, ở Ngọc Lâm, Long Biên) có hành vi gây rối trật tự công cộng tại gia đình bà Đặng Thị Dân (SN 1955, ở Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, Long Biên) thì bị Minh xông ra đánh. Hai anh Vân và Thành yêu cầu Minh về trụ sở CA phường liền bị Minh lăng mạ, giật áo và tấn công.
Không đội mũ bảo hiểm, tấn công cảnh sát chấn thương sọ não
Chiều 23/2, Thiếu tá Trần Ngọc Tuấn, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và ma túy, Công an thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum cho biết: đã bắt được 5 đối tượng hành hung dã man hai cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ vào đêm 22/2, là Đại úy Phạm Ý Nguyện và Thượng úy Nguyễn Ngọc Trí, thuộc Đội Cảnh sát giao thông số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Kon Tum.
Trong 5 đối tượng bị bắt, có 3 đối tượng bị bắt khẩn cấp ngay trong đêm gồm: Nguyễn Thành Công (30 tuổi, ở tổ 15, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum); Lưu Chí Đức, Nguyễn Quang Trung (đều 17 tuổi, ở thôn Phương Quý 1 và Phương Quý 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum). Sáng 23/2, hai đối tượng Nguyễn Văn Đạt (17 tuổi, ở thôn Phương Quý 2) và Lương Vĩnh Đắc (23 tuổi, ở tổ 4, phường Hội Phú, thành phố Kon Tum) đã ra đầu thú.
Vào khoảng 10 giờ 30 phút đêm 22/2, trong lúc tổ công tác tuần tra kiểm soát thuộc Đội Cảnh sát giao thông số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Kon Tum gồm 4 cán bộ chiến sĩ, trong đó có Đại úy Phạm Ý Nguyện và Thượng úy Nguyễn Ngọc Trí đang thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giao thông trên đường Hồ Chí Minh, thuộc phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum thì phát hiện 3 thanh niên đi trên một mô tô không đội mũ bảo hiểm, đánh võng, quẹt chân chống xuống đường. Tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe nhưng người điều khiển không chấp hành tăng ga bỏ chạy.
Nghi vấn các đối tượng này là thủ phạm vụ dùng gạch đá ném vào xe tuần tra ngày 19/2, Đại úy Phạm Ý Nguyện và Thượng úy Nguyễn Ngọc Trí điều khiển ô tô tiến hành truy đuổi. Đến đường Nguyễn Văn Cừ thì mất dấu 3 đối tượng trên nhưng lại xuất hiện 1 tốp gồm 4 thanh niên đi trên 2 xe gắn máy. Một trong số thanh niên này ném mũ bảo hiểm vào xe tuần tra, sau đó gọi điện thoại cho 2 thanh niên khác đến tiếp ứng.
Ngay sau đó, nhóm đối tượng đã sử dụng gậy gỗ và gạch đá chuẩn bị từ trước vây đánh hai cảnh sát giao thông. Do bị tấn công bất ngờ, hai anh Nguyện và Trí chỉ còn biết chống đỡ. Hậu quả, Đại úy Phạm Ý Nguyện bị chấn thương sọ não, gãy rời tay trái… Thượng úy Nguyễn Ngọc Trí bị đa chấn thương vùng đầu và mặt hiện đang điều trị tại Bệnh viện quân đội 211- Gia Lai.
Cùng với việc hành hung dã man hai chiến sĩ cảnh sát giao thông, nhóm đối tượng trên còn dùng gạch đá, gậy gộc đập vỡ kính xe ô tô tuần tra rồi bỏ trốn.
Vụ việc đang được Công an thành phố Kon Tum tích cực điều tra làm rõ.
Hù dọa cảnh sát bằng những mối quan hệ "ảo"
Vào lúc 22h20 phút ngày 22/2, tại ngã ba Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận (Hà Nội), tổ công tác đặc biệt 141/Y4 Công an thành phố Hà Nội phát hiện chiếc xe ô tô biển kiểm soát 16L - 5795 có dấu hiệu nghi vấn đã yêu cầu dừng xe kiểm tra.
Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện trong gầm xe đựng rất nhiều hàng hóa, đặc biệt có 2 bao tải lớn đựng hàng hóa không có hóa đơn đi kèm. Lúc này, một người phụ nữ xuống xe nói với giọng "hù dọa" tổ công tác: "Hàng của anh em đội 5 đấy mà, chị quen anh Thắng" (Trưởng phòng cảnh sát Giao thông Công an thành phố Hà Nội - PV), để "lòe" tổ công tác.
Các chiến sĩ trong tổ công tác yêu cầu người phụ nữ này gọi điện cho "người quen" đến nhận hàng thì người này lại bảo: "Hàng của người ta gửi xe chị không biết".
Qua kiểm đếm, tổ công tác phát hiện 389 chiếc quần Kaki các loại có nguồn gốc nước ngoài không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Lúc này, chủ xe vi phạm là Bùi Văn Huân (SN 1980, trú tại 27/15/88 Phạm Hữu Điều, Lê Chân, Hải Phòng) liền bảo: "Hàng hóa người ta gửi dọc đường em không biết là hàng gì".
Tổ công tác đã lập biên bản bàn giao tang vật và phương tiện cho đội cảnh sát kinh tế, Công an huyện Gia Lâm để tiếp tục điều tra làm rõ.
Trước đó, vào lúc 9h20 sáng 18/2, trên địa bàn phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh cũng đã xảy ra vụ "hù dọa" cảnh sát giao thông khi "khoe" quen trợ lý một Thứ trưởng Bộ Công an. Cụ thể, vào thời điểm nói trên, khi thấy chiếc xe khách mang BKS 17B-00415 (Thái Bình) dừng xe, giao hàng cho hành khách không đúng nơi quy định (giao hàng tại một cây xăng ở trung tâm TP Hà Tĩnh), tổ tuần tra xử lý lực lượng CSGT Công an TP Hà Tĩnh đã tiếp cận để xử lý.
Cho rằng lực lượng CSGT kiểm tra không đúng quy trình, chức năng, toàn bộ lái xe, lơ xe gồm 4 người đã nhảy xuống lớn tiếng đôi co với các chiến sĩ CSGT. Lợi dụng số đông người dân đứng xem, tài xế và lơ xe ra sức mạt sát các chiến sĩ.
Đáng chú ý, khi tổ tuần tra đang yêu cầu chủ xe xuất trình các giấy tờ liên quan, một tài xế mặc áo đen tên Tám đã rút điện thoại di động gọi cho ai đó, rồi "dọa" tổ CSGT là vừa gọi cho trợ lý một Thứ trưởng Bộ Công an. Trung tá Nguyễn Trường Kỷ, một thành viên trong tổ xử lý CSGT Công an TP Hà Tĩnh vặn hỏi gọi cho ai, đối tượng Tám trả lời: “Tôi gọi cho anh Tân, trợ lý anh Trường, Thứ trưởng Bộ Công an”. Ngay sau đó, tài xế Tám đưa máy điện thoại để Trung tá Kỷ nói chuyện với "trợ lý Thứ trưởng Bộ Công an".
Lời kết
Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 9 ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, tội phạm chống người thi hành công vụ, tội phạm cướp giật, giết người tăng... Việc chủ động phòng ngừa đối với loại hình tội phạm nói trên cũng được Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Theo quy định của pháp luật, mọi hành vi chống người thi hành công vụ đều bị xử lý. Tuy nhiên, có một thực tế mà chính Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang đã từng phải thừa nhận rằng, hành vi chống người thi hành công vụ của các đối tượng cũng có một phần lỗi của những người thực thi công vụ. Như trong trường hợp "hù dọa" cảnh sát giao thông Công an TP. Hà Tĩnh nói trên, trong trường hợp này, các lái xe lẽ ra phải bị xử lý nghiêm thì lại chỉ bị nhắc nhở nhẹ nhàng và cho đi ngay. Việc "dễ dãi" này vô hình chung khiến cho các đối tượng "nhờn" mà tiếp tục tái phạm trong các lần sau.
Việc "thượng tôn pháp luật" là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân, đây cũng là đòi hỏi đối với những cán bộ thực hiện trọng trách bảo vệ pháp luật. Chính vì vậy, với mỗi việc làm sai, hy vọng mỗi người có thái độ đúng để sửa lỗi, chứ không phải biết sai vẫn cố cãi để dẫn đến hành động chống người thi hành công vụ đáng tiếc như trên.
gsm modem, phan mem nhan tin, hinh nen dep