Ông Vương Quang Khải, Phó tổng giám đốc công ty VNG
Cuộc đua giữa các dịch vụ liên lạc trên di động (OTT - Over The Top) đang ngày càng quyết liệt với sự tham gia của nhiều sản phẩm quốc tế như Line, Kakao hay do các công ty Việt Nam phát triển như Zalo, Wala.
Trong cuộc đua này, hai sản phẩm đang chiếm ưu thế là Zalo (đứng đầu trong thị trường điện thoại iPhone) và Line (đứng đầu thị trường Android). Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Vương Quang Khải, Phó tổng giám đốc công ty VNG, người phụ trách dự án Zalo.
Nhiều người không tin một sản phẩm công nghệ Việt có thể cạnh tranh được với những tập đoàn lớn nước ngoài. Khi quyết định đầu tư phát triển Zalo - ứng dụng nhắn tin miễn phí trên di động, ông nghĩ gì khi đối thủ là những người khổng lồ thế giới như Viber, Line...?
Tất nhiên việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài luôn khó khăn. Họ hơn chúng ta nhiều cả về trình độ công nghệ, năng lực tài chính cũng như bề dày kinh nghiệm. Tôi đã từng đến thăm trụ sở của các công ty Internet như Google, Facebook. Ở đó có hàng chục nghìn kỹ sư chất lượng cao và những nguồn lực to lớn các công ty Việt Nam khó có thể mơ tới.
Vì thế, nếu chỉ xét tới khía cạnh kinh doanh, VNG sẽ không đầu tư làm những sản phẩm công nghệ cao như Zalo hay Zing. Chúng tôi coi việc cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế là một sự lãng mạn lớn của những người làm kỹ thuật. Sự lãng mạn này đã từng mang lại thành công cho làng công nghệ thông tin Việt Nam như biến giấc mơ xuất khẩu phần mềm thành sự thật. Hay việc đưa hạ tầng Internet/Mobile lên tầm hàng đầu khu vực chỉ sau 10 năm phát triển.
Việc lựa chọn một sản phẩm tốt của nước ngoài và Việt hóa rồi sử dụng sức mạnh quảng bá của Zing sẽ có lợi về chi phí và đỡ tốn sức hơn nhiều. Vì sao ông và nhóm phát triển lại chấp nhận đầu tư nguồn lực tự làm sản phẩm?
Nếu chỉ lo phát hành các sản phẩm quốc tế, Việt Nam sẽ mãi mãi là một vùng trũng công nghệ, hay nói cách khác một “thuộc địa số” chuyên tiêu thụ sản phẩm nước ngoài và phải chuyển phần lớn doanh thu / lợi nhuận về các quốc gia khác. Vì thế, mong muốn của chúng tôi là phát triển được những sản phẩm công nghệ của riêng Việt Nam, do người Việt làm chủ, nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu trong nước.
Theo ông, những yếu tố giúp Zalo tạo lợi thế với các ứng dụng nhắn tin miễn phí trên di động của nước ngoài là gì?
Zalo được định hướng thiết kế phù hợp nhất với môi trường Việt Nam. Các kỹ sư của chúng tôi đã tối ưu sản phẩm để có thể hoạt động tốt ngay cả trên môi trường mạng yếu như 2G hay 2,5G. Zalo cũng chạy được không chỉ trên những thiết bị cao cấp (smartphone) mà toàn bộ thị trường đại chúng với các điện thoại feature phone. Chúng tôi là đối tác độc quyền của Nokia để cài sẵn (preload) Zalo trên tất cả điện thoại Asha tại Việt Nam.
Do toàn bộ đội ngũ kỹ thuật cũng như vận hành của Zalo đều là người Việt, chúng tôi có thể lắng nghe phản hồi người dùng để cải thiện sản phẩm một cách nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Theo ông, Zalo cũng như các ứng dụng nhắn tin miễn phí trên di động nói chung có thể phát triển như thế nào trong 1 năm tới?
Cùng với sự phổ biến nhanh chóng của điện thoại thông minh và mạng 3G, các dịch vụ OTT là một phương thức liên lạc mới sẽ bùng nổ trong thời gian tới không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Những dịch vụ này sẽ dần thay đổi thói quen giao tiếp và giải trí của người dùng mọi nơi, mọi lúc. Đây là một xu hướng phát triển tất yếu, và chúng ta mới chỉ ở điểm khởi đầu của cuộc cách mạng mobile.
Một số người cho rằng các dịch vụ OTT sẽ tấn công trực tiếp vào doanh thu của các nhà mạng, đồng thời khó quản lý về mặt an ninh. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?
Không chỉ với các dịch vụ OTT thế hệ mới, trước giờ thì Yahoo, Facebook, hay Skype cũng đã góp phần đáng kể làm giảm doanh thu các nhà mạng và chúng ta hoàn toàn không thể kiểm soát các dịch vụ này về mặt an ninh. Theo tôi, các nhà mạng nên hợp tác chặt chẽ với dịch vụ OTT để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng (đăng nhập dễ dàng hơn, trừ tiền trực tiếp vào tài khoản điện thoại, gửi tin nhắn SMS cho bạn bè chưa cài ứng dụng) và cùng chia sẻ doanh thu.
Về phía quản lý nhà nước, chúng tôi tin rằng các quốc gia đều cần xây dựng chính sách cấp phép phù hợp để các công cụ liên lạc trên nền viễn thông IP có thể phát triển theo đúng định hướng.
Với các sản phẩm trên Internet, Zing thường phải đương đầu với những người khổng lồ của thế giới. Ông rút ra kinh nghiệm gì khi cạnh tranh với họ?
Trong ngành Internet, các xu hướng thay đổi rất nhanh. Lợi thế của ngày hôm qua có thể sẽ không còn hữu ích trong ngày hôm nay và trở thành những trở ngại của ngày mai. Theo tôi, các công ty Việt Nam nên tập trung vào những xu hướng công nghệ mới nhất vì ở trong những phân khúc mới này, khoảng cách giữa chúng ta và nước ngoài không cao. Ví dụ, không nên phát triển các sản phẩm quá cơ bản như máy tìm kiếm vì khoảng cách công nghệ là 10-15 năm kinh nghiệm. Trong khi đó, với những sản phẩm mới trên nền mobile như nhắn tin hoặc game, khoảng cách chỉ là khoảng 1-2 năm.
Thế mạnh duy nhất của các sản phẩm Việt Nam là khả năng tập trung tìm kiếm và giải quyết các nhu cầu của người dùng nội địa. Các sản phẩm nước ngoài dù có thể thuê được đội ngũ PR / Marketing ở Việt Nam nhưng thường không sẵn sàng chấp nhận bổ sung các chức năng riêng để đáp ứng các nhu cầu địa phương.
Trong cuộc đua rất quyết liệt với Wechat, Line, Viber… liệu Zalo có khả năng bị vượt qua không? Ông cũng như đội ngũ phát triển sẽ làm gì để giữ vị trí số 1?
Trong thế giới luôn thay đổi của ngành Internet, không có gì là không thể. Những người khổng lồ một thời như AOL, Yahoo hay MySpace đều đã trở thành dĩ vãng. Vì thế, cách duy nhất để tồn tại là phải luôn nỗ lực hết mình và sẵn sàng thay đổi để nắm bắt những xu hướng mới nhất của thị trường.
Nhiều người không tin một sản phẩm công nghệ Việt có thể cạnh tranh được với những tập đoàn lớn nước ngoài. Khi quyết định đầu tư phát triển Zalo - ứng dụng nhắn tin miễn phí trên di động, ông nghĩ gì khi đối thủ là những người khổng lồ thế giới như Viber, Line...?
Tất nhiên việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài luôn khó khăn. Họ hơn chúng ta nhiều cả về trình độ công nghệ, năng lực tài chính cũng như bề dày kinh nghiệm. Tôi đã từng đến thăm trụ sở của các công ty Internet như Google, Facebook. Ở đó có hàng chục nghìn kỹ sư chất lượng cao và những nguồn lực to lớn các công ty Việt Nam khó có thể mơ tới.
Vì thế, nếu chỉ xét tới khía cạnh kinh doanh, VNG sẽ không đầu tư làm những sản phẩm công nghệ cao như Zalo hay Zing. Chúng tôi coi việc cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế là một sự lãng mạn lớn của những người làm kỹ thuật. Sự lãng mạn này đã từng mang lại thành công cho làng công nghệ thông tin Việt Nam như biến giấc mơ xuất khẩu phần mềm thành sự thật. Hay việc đưa hạ tầng Internet/Mobile lên tầm hàng đầu khu vực chỉ sau 10 năm phát triển.
Việc lựa chọn một sản phẩm tốt của nước ngoài và Việt hóa rồi sử dụng sức mạnh quảng bá của Zing sẽ có lợi về chi phí và đỡ tốn sức hơn nhiều. Vì sao ông và nhóm phát triển lại chấp nhận đầu tư nguồn lực tự làm sản phẩm?
Nếu chỉ lo phát hành các sản phẩm quốc tế, Việt Nam sẽ mãi mãi là một vùng trũng công nghệ, hay nói cách khác một “thuộc địa số” chuyên tiêu thụ sản phẩm nước ngoài và phải chuyển phần lớn doanh thu / lợi nhuận về các quốc gia khác. Vì thế, mong muốn của chúng tôi là phát triển được những sản phẩm công nghệ của riêng Việt Nam, do người Việt làm chủ, nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu trong nước.
Theo ông, những yếu tố giúp Zalo tạo lợi thế với các ứng dụng nhắn tin miễn phí trên di động của nước ngoài là gì?
Zalo được định hướng thiết kế phù hợp nhất với môi trường Việt Nam. Các kỹ sư của chúng tôi đã tối ưu sản phẩm để có thể hoạt động tốt ngay cả trên môi trường mạng yếu như 2G hay 2,5G. Zalo cũng chạy được không chỉ trên những thiết bị cao cấp (smartphone) mà toàn bộ thị trường đại chúng với các điện thoại feature phone. Chúng tôi là đối tác độc quyền của Nokia để cài sẵn (preload) Zalo trên tất cả điện thoại Asha tại Việt Nam.
Do toàn bộ đội ngũ kỹ thuật cũng như vận hành của Zalo đều là người Việt, chúng tôi có thể lắng nghe phản hồi người dùng để cải thiện sản phẩm một cách nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Theo ông, Zalo cũng như các ứng dụng nhắn tin miễn phí trên di động nói chung có thể phát triển như thế nào trong 1 năm tới?
Cùng với sự phổ biến nhanh chóng của điện thoại thông minh và mạng 3G, các dịch vụ OTT là một phương thức liên lạc mới sẽ bùng nổ trong thời gian tới không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Những dịch vụ này sẽ dần thay đổi thói quen giao tiếp và giải trí của người dùng mọi nơi, mọi lúc. Đây là một xu hướng phát triển tất yếu, và chúng ta mới chỉ ở điểm khởi đầu của cuộc cách mạng mobile.
Một số người cho rằng các dịch vụ OTT sẽ tấn công trực tiếp vào doanh thu của các nhà mạng, đồng thời khó quản lý về mặt an ninh. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?
Không chỉ với các dịch vụ OTT thế hệ mới, trước giờ thì Yahoo, Facebook, hay Skype cũng đã góp phần đáng kể làm giảm doanh thu các nhà mạng và chúng ta hoàn toàn không thể kiểm soát các dịch vụ này về mặt an ninh. Theo tôi, các nhà mạng nên hợp tác chặt chẽ với dịch vụ OTT để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng (đăng nhập dễ dàng hơn, trừ tiền trực tiếp vào tài khoản điện thoại, gửi tin nhắn SMS cho bạn bè chưa cài ứng dụng) và cùng chia sẻ doanh thu.
Về phía quản lý nhà nước, chúng tôi tin rằng các quốc gia đều cần xây dựng chính sách cấp phép phù hợp để các công cụ liên lạc trên nền viễn thông IP có thể phát triển theo đúng định hướng.
Với các sản phẩm trên Internet, Zing thường phải đương đầu với những người khổng lồ của thế giới. Ông rút ra kinh nghiệm gì khi cạnh tranh với họ?
Trong ngành Internet, các xu hướng thay đổi rất nhanh. Lợi thế của ngày hôm qua có thể sẽ không còn hữu ích trong ngày hôm nay và trở thành những trở ngại của ngày mai. Theo tôi, các công ty Việt Nam nên tập trung vào những xu hướng công nghệ mới nhất vì ở trong những phân khúc mới này, khoảng cách giữa chúng ta và nước ngoài không cao. Ví dụ, không nên phát triển các sản phẩm quá cơ bản như máy tìm kiếm vì khoảng cách công nghệ là 10-15 năm kinh nghiệm. Trong khi đó, với những sản phẩm mới trên nền mobile như nhắn tin hoặc game, khoảng cách chỉ là khoảng 1-2 năm.
Thế mạnh duy nhất của các sản phẩm Việt Nam là khả năng tập trung tìm kiếm và giải quyết các nhu cầu của người dùng nội địa. Các sản phẩm nước ngoài dù có thể thuê được đội ngũ PR / Marketing ở Việt Nam nhưng thường không sẵn sàng chấp nhận bổ sung các chức năng riêng để đáp ứng các nhu cầu địa phương.
Trong cuộc đua rất quyết liệt với Wechat, Line, Viber… liệu Zalo có khả năng bị vượt qua không? Ông cũng như đội ngũ phát triển sẽ làm gì để giữ vị trí số 1?
Trong thế giới luôn thay đổi của ngành Internet, không có gì là không thể. Những người khổng lồ một thời như AOL, Yahoo hay MySpace đều đã trở thành dĩ vãng. Vì thế, cách duy nhất để tồn tại là phải luôn nỗ lực hết mình và sẵn sàng thay đổi để nắm bắt những xu hướng mới nhất của thị trường.
Theo Hà Anh (Tiền Phong)