Cặp vợ chồng đi chơi phố trên sidecar độ
Thuật ngữ “xe độ” không biết có từ bao giờ, nhưng chung quy có 3 loại: xe độ đại gia, xe độ nghệ sĩ và xe độ phó thường dân.
Xe quý hơn vàng
Một anh chàng ở quận 7, TPHCM, thường đi chiếc xe máy cổ của Đức, dĩ nhiên có sửa sang ít nhiều để khỏi “đụng hàng”.
Mỗi lần cưỡi xe đi quanh quận, nom anh bệ vệ như cưỡi con tuấn mã vậy, cảm giác khác hẳn với người đi xe bình thường vốn dùng xe như phương tiện. Chiếc xe của anh giá chừng 1 tỷ đồng, tương đương hai căn hộ dành cho người thu nhập thấp.
Vừa rồi nhà anh có đám tang, hai người bạn tới chơi, đi hai chiếc xe máy độ loại “khủng” nghĩa là giá chừng 4 căn hộ. Người dân bảo: “Không chỉ người dự đám tang mà dân trong khu chung cư cũng ào ra xem xe vì hình dáng lạ mắt”.
Cặp vợ chồng đi chơi phố trên sidecar độ
Có người độ xe thành cặp. Mới đây một anh chàng đã độ 2 chiếc xe máy, giá mỗi chiếc gần cả trăm triệu bạc. Hai chiếc xe này đặc điểm giống nhau đến từng con ốc. Hóa ra ông anh đặt làm để tặng ông em ngoài Bắc, để đi chơi Tết. Những người thợ bảo đó là loại “xe độ sinh đôi” công sức bỏ ra không nhỏ.
Người ta thường đùa người chơi xe “yêu xe độ hơn yêu vợ”, anh Thành, một người chơi xe nói “cách ví von như vậy thật khập khiễng, nói đúng hơn là trái tim chia hai, một phần cho vợ và một phần cho xe”.
Tình yêu cho vợ như thế nào không ai biết, nhưng cái tình xe thì sáng sáng người ta lại thấy. Ở quận 7 có một câu lạc bộ xe cổ, sáng sáng mấy chục chiếc xe cổ được dựng lên để người ta vừa uống cà phê vừa ngắm, như ngắm một dàn siêu mẫu hay một cuộc thi hoa hậu vậy.
Tuấn, tay guitar bass của ban nhạc Microwave trầm tư đến 3 tháng nay bởi chiếc xe bị hỏng mất một linh kiện. Việc tìm linh kiện thay thế triển khai trên mạng internet với phạm vi toàn cầu: “Có thể chiếc xe của em sẽ không bao giờ còn sử dụng được nữa”. Tuy vậy, chủ chiếc xe vẫn không mua xe khác, vẫn chờ đợi và chờ đợi. Tuấn nói: “Chiếc IC (bảng mạch điện tử) như trái tim của xe, mỗi xe chỉ có một trái tim. Giờ phải kiên nhẫn chờ ai đó hiến trái tim của họ cho mình!”. |
Anh Miễn, một người chơi xe mới tập tọe vào nghề, thấy chiếc xe đẹp liền chạy tới xem. Chủ xe liền ra nhẹ nhàng bảo: “Anh xem thì cứ xem, nhưng anh đừng có sờ vào nhé”.
Ban đầu anh Miễn tưởng ông kia xem thường mình, thời gian sau anh mới hiểu đó là lời nói tự đáy lòng. Chiếc xe 67 đẹp long lanh và màu xanh từng con ốc vẫn còn bóng lên. Chiếc xe chứa đựng trong nó một huyền thoại.
Người ta bảo: “Chủ chiếc xe hoặc đã chết bất đắc kỳ tử trong chiến tranh vào những năm 1960 nên mua xe mà chưa kịp đi”, người khác lại đoán “Chủ cũ của xe quá giàu, mua nhiều xe sử dụng nên để sót chiếc này chưa đi tới, bởi vậy nó còn mới coóng đến tận ngày nay”.
Người chủ hiện nay của chiếc xe thường ngồi ngắm chiếc xe 67 ông may mắn sở hữu, thậm chí ông bảo “về nhà ăn cơm cũng bê bát ra ngồi nhìn xe”.
Ông này mua tới 4 bình xăng để sử dụng, bởi ông “không nỡ đổ xăng vào chiếc bình còn mới tinh của chiếc xe”.
Một lần ghé vào quán cà phê trong sân sau dinh Thống Nhất, tôi thấy hai anh chàng đẩy một chiếc xe máy nhiều chi tiết dát vàng ra để… sưởi nắng.
Trong tán lá cây màu xanh, chiếc xe lấp lánh vàng như thể một cây cổ thụ đang vào mùa thu vậy. Sau khi cho xe sưởi nắng chừng 15 phút, hai người này đẩy chiếc xe về nhà. Chiếc xe hoàn toàn chưa bao giờ được đổ xăng.
Chờ hiến tim
Bản chất người nghệ sĩ là luôn giữ được cái tôi của riêng mình và điều khiến họ hấp dẫn trước công chúng chính là nhờ họ có cái tôi rất riêng ấy.
Trong một xã hội công nghiệp, xe được sản xuất hàng loạt theo từng “đời” với số lượng lên hàng trăm ngàn chiếc, việc ra tiệm mua xe trở thành quá dễ, thậm chí là quá dễ dãi. Không ít nghệ sĩ đã chọn việc “độ xe” để thể hiện sự cầu kỳ và sáng tạo của riêng mình.
Xe độ của nghệ sĩ guitar rock Ngọc Lĩnh
Trác Ngọc Lĩnh, tay guitar rock cá tính vừa hoàn thành chiếc xe nghệ thuật của mình. Chiếc xe phân khối lớn, đồ sộ, được tháo phần sau và thay vào đó cấu kiện gọn nhẹ như một dấu khóa nhạc. Cuối cùng, Lĩnh đã kết hợp được bài toán giữa đam mê tốc độ và một cá tính khiêm tốn của mình.
Trong khi đó, bạn của Lĩnh là chủ quán nhạc Acoustic cũng vừa tậu được chiếc xe hình thức không mấy đồ sộ nhưng âm thanh của nó phù hợp với một nghệ sĩ chơi trống, mỗi lần anh tới đâu người ta nghe âm thanh của một chiếc trực thăng đang loay hoay tìm bãi đáp.
Chiếc xe với người nghệ sĩ âm nhạc giống như nhạc cụ của anh ta, chúng gắn bó mật thiết. Tuấn, tay guitar bass của ban nhạc Microwave trầm tư đến 3 tháng nay bởi chiếc xe bị hỏng mất một linh kiện.
Việc tìm linh kiện thay thế triển khai trên mạng internet với phạm vi toàn cầu: “Có thể chiếc xe của em sẽ không bao giờ còn sử dụng được nữa”. Tuy vậy, chủ chiếc xe vẫn không mua xe khác, vẫn chờ đợi và chờ đợi.
Tuấn nói: “Chiếc IC (bảng mạch điện tử) như trái tim của xe, mỗi xe chỉ có một trái tim. Giờ phải kiên nhẫn chờ ai đó hiến trái tim của họ cho mình!”.
Xe độ phó thường dân
Thật khiếm khuyết khi nói về xe độ Sài Gòn mà không nhắc tới xe độ của giới thường dân và những người nghèo tới mức có thể gọi là phó thường dân.
Với những người này, xe máy trước hết và sau cùng là phương tiện đi lại, nhưng, nếu ở chiến trường người lính quý vũ khí của họ ra sao thì người phó thường dân cũng quý xe máy như thế.
Quanh quẩn bên chiếc xe 67
Nguyện, một người thợ sửa xe đã “độ” không biết bao nhiêu chiếc xe, nhưng anh chỉ đủ tiền mua một chiếc xe 67 nát với giá 4 triệu.
Trong vòng 4 năm, anh đã nâng cấp chiếc xe của mình với số tiền 12 triệu, “cộng với vô số thời gian”. Việt nói với tôi: “1 chiếc đèn xi nhan xịn loại xấu cũng phải mất 1,5 triệu bạc”. Với tay nghề và bản lĩnh của mình, Nguyện đã độ chiếc xe 67 thành xe có đề, trong khi nhìn bề ngoài chiếc xe hoàn toàn không có gì thay đổi về mặt cấu tạo!
Trong câu lạc bộ chơi xe có những người nghèo tới mức họ chỉ có thể đóng số tiền nhỏ nhoi chừng 100 ngàn đồng tượng trưng trong những chuyến đi giao lưu, còn lại các thành viên khác lo thêm.
Họ vẫn đi đây đó, ở khách sạn, ăn cơm tiệm, đàng hoàng dựng chiếc xe cũ của mình bên cạnh những chiếc xe long lanh như viên ngọc bích của câu lạc bộ. Đôi khi, họ đưa theo cả vợ con để được hưởng không khí của một chuyến đi du lịch.
“Xe công xưởng”. Ảnh: T.N.A
Một số người “độ xe” bởi họ tàn phế trong chiến tranh hay bị tai nạn, khuyết tật bẩm sinh. Những chiếc xe chuyên dụng quá đắt đỏ và hiếm hoi, người ta phải “cải tạo” những chiếc xe dành cho người bình thường với một kết cấu khác hẳn.
Về nguyên tắc, việc sửa kết cấu xe, thậm chí sơn khác màu xe nguyên bản cũng có thể bị công an phạt nặng. Những chiếc xe thậm chí có thể bị tịch thu.
Một lần đi viết bài, tôi đã ấn tượng chiếc xe mài dao của bác Binh. Bác đã tàn phế trong chiến tranh và không có chế độ thương tật gì.
Bác “độ” chiếc xe máy thành một nhà máy di động với chiếc máy mài dao được hàn thẳng vào xe. Công xưởng di động của bác lấm láp bụi đường, chiếc xe như con lừa thồ quá nặng giữa những trận bão cát ven đường. Mỗi lần nhắc đến chiếc xe công xưởng của mình, giọng bác Binh cứ lạc đi, như thể nói về con thú cưng hiểu được tiếng người vậy!
Theo Trần Nguyễn Anh (Tiền Phong)